Tiếp tục hút vốn ngoại

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cho tới thời điểm này, dù nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, cũng như kinh tế thế giới biến động; Nhưng dưới góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn có những lợi thế cạnh tranh để hút vốn đầu tư.
Tiếp tục hút vốn ngoại
Ảnh minh họa

Giữ vững niềm tin kinh doanhÔng Kim Jong-kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) trong buổi làm việc tại Việt Nam mới đây đã chính thức thông báo, sẽ phân bổ cho Việt Nam hơn 3,8 tỷ USD trong 3 năm (2014-2017) nhằm giúp Việt Nam có thêm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Với số vốn này, Việt Nam tiếp tục là nước được phân bổ nguồn vốn lớn thứ 2 của WB liên tục trong vòng 9 năm, giai đoạn 2008-2017. Trong thời gian gần đây, các thông điệp "cải cách môi trường đầu tư, ổn định môi trường đầu tư” từ Chính phủ liên tiếp được được truyền tải. Điều đó khiến nhà đầu tư nước ngoài yên tâm và cũng nhìn thấy tương lai "cùng thắng”.

Chính vì thế, dù có khúc quanh thì Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế để đón các dòng vốn ngoại.Không chỉ vậy, kể từ tháng 1-2007, Việt Nam gia nhập WTO - Việt Nam là điểm dừng chân ở của nhiều doanh nghiệp FDI. Hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia đã rót vốn xây dựng chuỗi bán buôn bán lẻ như BigC (Pháp), Metro (Đức). Gần đây, số các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài đã tham gia rất nhiều: Lotte, Parkson, Aone, Wal - Mart và một số tập đoàn khác.Ông Trần Nguyên Năm, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) nhận định, năm 2015 các tập đoàn nước ngoài sẽ tiếp tục vào Việt Nam vì họ vẫn đánh giá ta là thị trường tiềm năng.

Liên tiếp trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào lĩnh vực dệt may. Gần đây nhất, ngày 18-7 tỉnh Hà Nam trao giấy chứng nhận đầu tư dự án xây dựng nhà máy dệt trị giá 150 triệu USD cho Công ty TNHH Dệt Đài Nguyên Việt Nam - doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công và kinh doanh se sợi, dệt kim và sản phẩm may mặc của Đài Loan. Cho dù nền kinh tế chịu áp lực bởi sự kiện Biển Đông, nhưng nhiều chuyên gia đánh giá đây chỉ là cú sốc tạm thời, không đủ để làm nhà đầu tư ngoại nản lòng. Các lợi thế như chi phí nhân công thấp, dân số trẻ, thị trường giàu tiềm năng khi có số dân hơn 90 triệu người dẫn dắt các nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam, giữ vững niềm tin kinh doanh tại Việt Nam.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam đạt gần 6,6 tỷ USD, đặc biệt tổng vốn FDI thực hiện đạt 5,75 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ. Vốn FDI đăng ký cấp mới vẫn đạt ở mức khá cao với nhiều dự án tiềm năng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Cũng theo báo cáo đánh giá của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cuối tháng 6 vừa qua, tính đến hết tháng 12-2013, cả nước có 9.093 doanh nghiệp FDI, trong đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7.543 doanh nghiệp (chiếm 83%).

Tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến thời điểm hết tháng 12/2013 là 3.411 nghìn tỷ đồng. Giảm thủ tục để nâng cao sức hấp dẫnTuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn lo ngại về các vấn đề về chi phí không chính thức, thời gian nộp thuế, các thủ tục hành chính tại Việt Nam. Trong  đó, thời gian nộp thuế của Việt Nam được đánh giá còn rất dài, lĩnh vực xuất nhập khẩu, hải quan cũng chưa được cải thiện nhiều, còn phiền hà và tốn kém cho doanh nghiệp. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung (viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương) thì Việt Nam cần có cải thiện mạnh mẽ hơn nữa để có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, thủ tục hành chính có vai trò quyết định trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó là các thủ tục cấp phép liên quan đến địa phương - xây dựng - môi trường. Thời gian qua Việt Nam đã nỗ lực cải thiện tình hình nhưng vẫn còn đó những tồn tại. Có những khó khăn liên quan đến cơ chế, đến chỉ đạo. Thậm chí nhiều vấn đề cấp trên quyết định rồi nhưng khi triển khai thì cấp dưới vẫn không làm được.Nhiều ý kiến khác cũng chia sẻ, quan trọng nhất trong việc hút dòng vốn ngoại là quảng bá hình ảnh đất nước, địa phương. Bản thân nhà đầu tư khi muốn đầu tư dự án tại đâu tìm hiểu thông tin rất kỹ. Vì vậy, cần có dữ liệu chung để nhà đầu tư có thể tìm hiểu và lựa chọn, quyết định.

Hơn nữa, cần tiếp tục cải tiến công tác thẩm định dự án FDI theo hướng giảm thiểu thủ tục, hồ sơ, chỉ giữ lại nội dung cần thiết để tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích của quốc gia, của từng địa phương, giảm thiểu thời gian thẩm định, cấp phép để tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm đưa dự án vào kinh doanh. Về phía Bộ Tài chính, trong chuyến làm việc của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng với các địa phương Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… cũng cho rằng, các địa phương cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, chú trọng các tuyến đường giao thông trọng điểm, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh việc ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật