Trả lương cao, mời ngay 6 Việt kiều về nghiên cứu

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 17/12, tại TP.HCM, viện KH-CN Tính toán đã tổ chức lễ ra mắt . Đây là mô hình mới của TP.HCM: Mời nhà khoa học Việt kiều về làm việc, chỉ cần có mặt khi thực sự cần thiết (2 tháng/năm, lương 17 triệu đồng/tháng.
Trả lương cao, mời ngay 6 Việt kiều về nghiên cứu
GS. TS. Trương Nguyện Thành. Ảnh: T.Phương

TP.HCM đặt mục tiêu thu hút từ 30-50 nhà khoa học Việt kiều có uy tín ở nước ngoài về công tác. Hiện đã có 6 nhà khoa học VIệt kiều đồng ý về làm việc tại viện. 

GS-TS Trương Nguyện Thành, hiện đang giảng dạy tại Khoa Hóa (ĐH Utah, Mỹ) với cương vị  viện trưởng viện KH-CN Tính toán, đã trao đổi với VietNamNet về hoạt động của viện cùng với chủ trương thu hút Việt kiều đang làm việc ở nước ngoài về làm việc trong nước.

Sẽ nghiên cứu, tính toán những gì sát thực tế nhất

- Ngành phát triển công nghệ tính toán còn mới ở VN, ông có thể cho biết rõ hơn về hướng nghiên cứu cũng như một ví dụ công việc cụ thể mà viện sẽ làm?

- Khoa học tính toán là dùng máy vi tính hỗ trợ những vấn đề trong thực tiễn bằng khoa học kỹ thuật. viện tập trung một vài hướng phát triển trong tương lai gần.

Ví dụ về khoa học sinh sống, chúng tôi sẽ nghiên cứu phát triển dược phẩm điều trị các bệnh, ví dụ bệnh cúm gà. Những chất thuốc có từ 3, 4 năm trước đến nay hiệu quả đã sút giảm, cần tính toán lại để hiệu quả cao hơn, và hiểu hơn vì sao virus cúm gà hiện nay làm cho những loại thuốc trước đây giảm hiệu quả.

Hoạt động của viện là nghiên cứu và phát triển KH-CN tính toán, tập trung vào một vài trọng điểm có khả năng phát triển kinh tế tri thức và chuyển giao công nghệ; chuyển giao công nghệ các sáng kiến kỹ thuật phần mềm cấp cao; thúc đẩy việc sử dụng KH-CN tính toán trong các ngành khoa học và kỹ thuật khác.

viện sẽ tập trung cho những nghiên cứu về hỗ trợ thiết kế dược phẩm, tính toán đa vật lý cho thiết kế chế tạo tàu bằng vật liệu composit, nghiên cứu về năng lượng thay thế và năng lượng sạch, giám sát môi sinh ở khu vực sông và ven biển - phòng chống ngập lụt do thủy triều, xây dựng môi trường nghiên cứu trên mạng và đào tạo từ xa.

- Là giáo sư giảng dạy Khoa Hoá ở Mỹ, vậy đóng góp về chuyên môn của ông vào viện là những gì?

- Ở Mỹ họ dùng Khoa Hoá là nơi làm việc, không hề có ranh giới hay giới hạn con đường nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ. Về phương diện chuyên môn nghiên cứu. Trong những năm gần đây, tôi nghiên cứu sâu về công nghệ thông tin, hoá học, vật liệu, sự sống... nên kinh nghiệm về nghiên cứu này sẽ giúp áp dụng công việc ở viện KH-CN Tính toán.

- Việc chấp nhận một viện trưởng là Việt kiều, làm việc, nghiên cứu từ xa, chỉ về nước 2, 3 tháng khi thực sự cần, theo ông có là sự đổi mới tích cực của TP.HCM?

- Đúng là việc chấp nhận một Việt kiều ở nước ngoài về làm viện trưởng là cả một vấn đề lớn mà TP.HCM đã thực hiện được. Đặc biệt, chịu cho viện trưởng được làm việc và quản lý từ xa, chỉ về nước khi thật cần thiết cho thấy sự thay đổi về chính sách, tư duy và cách làm việc để đổi lấy hiệu quả công việc là thước đo cuối cùng.

Việc thành lập viện cho thấy TP.HCM không chỉ thay đổi môi trường vật chất, mà thay đổi nhận thức, tư duy về cách thức làm việc lấy hiệu quả làm trọng tâm và chấp nhận cả sự thất bại trong khoa học.

Tôi cũng như nhiều anh em Việt kiều khác từng về nước tham gia giảng dạy nhiều năm nay, và thấy rằng, về công tác ở viện hoàn toàn khác với việc về giảng một vài bài giảng rồi đi nên cần một môi trường làm việc tốt để đóng góp tích cực và hiệu quả hơn.

Ở viện, tiếng nói của các nhà khoa học Việt kiều có tiếng nói mạnh mẽ hơn do được hoàn toàn chủ động trong phòng lap mình nghiên cứu. Trước đây bị động hơn vì công tác giảng dạy còn phụ thuộc vào nhiều cấp, ngành phía trên đó. Đây là những bước đi tích cực hứa hẹn trong tương lai, trí thức Việt kiều sẽ tìm về nước nhiều hơn.

Một năm sau sẽ khởi sắc
 
- viện đặt mục tiêu thu hút từ 30-50 nhà khoa học có uy tín ở nước ngoài về công tác, nhưng đến nay mới chỉ 6 người. Trong việc mời gọi trí thức Việt kiều với những điều kiện hết sức thoáng như ở viện KH-CN Tính toán TP.HCM vẫn chưa thu hút được "hiền tài"?
 

Các trí thức Việt kiều tham gia một hội thảo thu hút Việt kiều tại TP.HCM.
Ảnh: T.H

- Tôi đã đặt vấn đề với nhiều bạn bè tôi ở nước ngoài, là những trí thức khoa học nổi tiếng nhưng nhiều người trong số họ vẫn còn ngại về nước làm việc thường bị vướng mắc thủ tục hành chính rườm rà. Có những người họ từng đóng góp nhưng rồi lại bỏ đi.

viện mở ra, cởi bỏ được một số cơ chế, nhưng nhiều anh em vẫn chỉ hứa hẹn chờ xem có thực sự thay đổi tốt hay không, thực sự thông thoáng hay không. Mới quá thì người ta vẫn còn ngại, cũng chưa chứng minh được môi trường thực sự mới như thế nào.

Theo tôi dự tính, chỉ 1 năm sau, khi đã khởi sắc, có những kết quả thể hiện qua công việc, qua cách thức làm việc, các nhà khoa học sẽ tin và về nhiều hơn.

Hiện Việt kiều làm việc trong viện đến từ Úc, Mỹ, Canada, là những nước có kinh nghiệm về lĩnh vực khoa học công nghệ tính toán.

- Chỉ làm việc 2-3 tháng trong nước, nhưng lương lên tới 17 triệu đồng/tháng, anh đánh giá về mức lương này như thế nào?

- Đây là phụ cấp chi phí, bao gồm tiền máy bay đi về, tiền khách sạn, bảo hiểm sức khoẻ, ăn uống... để tôi trang trải trong tháng khi về Việt Nam. Điều này khi trao đổi lại, ông Phan Minh Tân (Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM) đã xác nhận lại. 17 triệu mỗi tháng này, nếu trừ các chi phí nói trên thì lương tôi gần như là làm việc không công (cười).

Nếu để nói là lương thì hiện nay tôi làm việc hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Tôi không muốn đặt vấn đề thoả thuận lương bổng vì nếu theo phong cách của nước ngoài, lương trả cho nhân lực khi mời về, ít nhất phải tương đương mức lương ở nước ngoài. Nhưng như thế, tôi tự thấy mức chênh lệch giữa anh em nghiên cứu trong và ngoài nước khá cao, sẽ gây sự ảnh hưởng không tốt. Vì thế tôi chưa đề cập đến lương mà để tuỳ vào quyết định của thành phố.

         Sẽ đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ ngành khoa học tính toán

viện Khoa học Công nghệ Tính toán được thành lập vào tháng 1/2007, với sự góp mặt của nhiều nhà khoa học Việt kiều hàng đầu, và sự phối hợp của nhiều nhà khoa học trong nước.

Mục tiêu hoạt động chính của viện đến năm 2012 được vạch ra khá chi tiết: phát triển ngành khoa học và tính toán đạt trình độ tương đương với khu vực Đông Nam Á (Đài Loan, Thái Lan, Singapore); Thực hiện đào tạo 100 thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành khoa học tính toán; đăng ký từ 5-10 bằng phát minh sáng chế tại Hoa Kỳ; thu hút, mời gọi được từ 30-50 nhà khoa học Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, có uy tín khoa học trên trường quốc tế tham gia nghiên cứu khoa học dài hạn với viện…

viện Khoa học Công nghệ Tính toán nghiên cứu khoa học độc lập, không trực thuộc hệ thống trường đại học hay viện nghiên cứu quốc gia nào làm chủ quản, phát triển theo mô hình chiến lược Pasteur (tạo ra tri thức mới và tập trung ứng dụng). viện Khoa học Công nghệ Tính toán là hạt nhân, cầu nối cho sự hợp tác giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực KH-CN tính toán.

Đây là viện Khoa học Công nghệ Tính toán đầu tiên ở Việt Nam, trụ sở đặt tại ĐH Quốc gia TP.HCM, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/12/2008.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật