Mỳ ăn liền VN: Cơ hội thâm nhập thị trường Mexico

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, những năm gần đây, việc tiêu thụ mỳ ăn liền tại Mexico khá mạnh bởi đó là thực phẩm được tiêu dùng thường xuyên.
Mỳ ăn liền VN: Cơ hội thâm nhập thị trường Mexico
Ảnh minh họa

Do vậy, cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu mỳ ăn liền sang thị trường này rất lớn.

Mexico tiêu thụ tới 4,5 triệu gói (cốc) mỳ ăn liền một ngày, tương đương 1.600 triệu gói mỗi năm. Ước tính, hàng năm Mexico phải nhập khoảng 500 triệu USD mỳ ăn liền.

Mỳ ăn liền chủ yếu được tiêu thụ tại 12 hệ thống siêu thị chính tại Mexico như: Wal-Mart, Aurrera, Superama, Soriana, Comercial Mexicana... Qua khảo sát của Thương vụ tại một số siêu thị, mỳ ăn liền dạng cốc được bán với số lượng nhiều hơn, do dễ sử dụng.

Khi xuất khẩu mỳ ăn liền sang Mexico, DN cần lưu ý, cơ quan thuế của Mexico sẽ áp thuế suất 10% đối với tất cả các sản phẩm thông thường, riêng sản phẩm mỳ trong thành phần có trứng sẽ chịu thuế 20%, lý do: Ngành chăn nuôi của Mexico rất phát triển, trong đó thịt gà là một trong các sản phẩm xuất khẩu chính tại Mexico. Giá bán lẻ mỳ ăn liền khoảng từ 0,22- 0,24 USD/gói 80g; 0,53USD/gói 120g; 0,37 USD/cốc 64g...

Ông Hoàng Tuấn Việt- Tham tán Thương mại tại Mexico- cho biết, khảo sát thực tế thị trường cho thấy, mỳ ăn liền Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu được vào Mexico. DN nên đưa sang đây mỳ dạng cốc và dạng gói; về giá nên chọn các hãng mỳ có giá thấp như Vifon, Masan, Milliket, Micoem, Asia Food...

Để tiếp cận được thị trường Mexico, các DN cần có chiến lược quảng bá cho người dân Mexico; tổ chức nếm thử tại các siêu thị như một số hãng sản xuất thực phẩm thường áp dụng đối với sản phẩm mới.

Việt Nam hiện có khoảng 50 DN sản xuất mỳ ăn liền, sản lượng gần 50 tỷ gói/năm. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ mỳ ăn liền hàng đầu châu Á với số lượng 1-3 gói/người mỗi tuần. Hiện Vina Acecook- công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản- đang dẫn đầu thị trường với thị phần 51,5%, Masan Consumer 16,5%, Asia Food 12,1%, 20% còn lại dành cho các thương hiệu nhỏ hơn như Miliket, Vifon...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật