Nữ hoàng Cleopatra mang vẻ đẹp đa sắc tộc?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đã có nhiều nữ diễn viên nổi tiếng thế giới, từ Elizabeth Taylor tới Sophia Loren, hóa thân thành nữ Hoàng Ai Cập Cleopatra trên màn bạc, thế nhưng kết quả hình ảnh mới được tái tạo bằng công nghệ 3D lại cho thấy bà khác hẳn gương mặt có làn da như sứ được huyền thoại điện ảnh Mỹ Elizabeth Taylor lột tả trong phim Cleopatra (1961).
Nữ hoàng Cleopatra mang vẻ đẹp đa sắc tộc?
Elizabeth Taylor với chân dung Nữ hoàng Cleopatra trong phim Cleopatra (1961)
Không mang gương mặt châu Âu thuần chủng

Nhà Ai Cập học Sally Ann Ashton tin rằng hình ảnh được tái tạo bằng công nghệ 3D là chân dung chính xác nhất của người đẹp huyền thoại nổi tiếng có tài chinh phục đàn ông này. Tiến sĩ Ashton đã dầy công lắp ghép những hình ảnh từ các đồ tạo tác cổ đại, trong đó có chiếc nhẫn có niên đại từ thời trị vì của Cleopatra cách đây 2.000 năm và ông cho biết: “Nhiều khả năng Cleopatra không phải là một người châu Âu thuần chủng. Nên nhớ rằng vào thời điểm Cleopatra lên nắm quyền thì gia đình bà đã sống ở Ai Cập 300 năm”.
Hình ảnh mới tái tạo của Cleopatra tương phản với nhiều chân dung khác trước đó. Chẳng hạn hình ảnh trên một đồng tiền đúc bằng bạc từng được trưng bày tại bảo tàng Sefton thuộc trường ĐHTH Newcastle hồi năm ngoái cho thấy Cleopatra có chiếc trán hẹp, cằm nhọn, đôi môi mỏng và chiếc mũi khoằm. Từ lâu, ngoại hình của Nữ hoàng Cleopatra luôn là tâm điểm tranh cãi của các chuyên gia. Nhưng hầu hết đều cho rằng Cleopatra có vẻ đẹp lộng lẫy và việc chinh phục thành công những người đàn ông quyền lực nhất thế giới của bà là minh chứng cho điều đó. Trong tác phẩm Pensées, triết gia Blaise Pascal quả quyết vẻ đẹp cổ điển của Cleopatra đã làm thay đổi thế giới: “Chiếc mũi của Cleopatra mà ngắn hơn thì cả bộ mặt của thế giới sẽ thay đổi”. Nhưng mô tả của Plutarch trong cuốn tiểu sử Life of Antony lại hơi khác: "Như chúng ta đã nói, vẻ đẹp của Cleopatra không phải là vô song và cũng không gây ấn tượng với người đối diện bà”. Theo Plutarch, đặc điểm khiến Cleopatra hấp dẫn là trí thông minh, sức quyến rũ và "giọng nói ngọt ngào" của bà. Nhiều người lại tin rằng Cleopatra thấp lùn, ăn mặc lôi thôi và răng ngắn. Một bức tượng Cleopatra trưng bày ở bảo tàng Anh năm 2001 lại cho thấy bà là người giản dị, cao chưa đến 1m50 và khá mập.

Là người đầu tiên trong dòng họ học tiếng Ai Cập

Sinh ra ở thành phố Alexandra vào năm 69 trước Công nguyên trong triều đại Macedonia của Hy Lạp – triều đại thống trị Ai Cập trong 3 thế kỷ - Cleopatra thừa kế ngai vàng từ năm 17 tuổi. Ở cương vị Pharaoh, bà thiết lập mối quan hệ bất chính với Gaius Julius Caesar nhằm giữ chắc ngai vàng của mình. Sau khi Caesar bị ám sát, Cleopatra liên kết với Tướng Mark Antony và sinh cho ông 3 người con, gồm 1 cặp song sinh và một con trai. Cleopatra có tất cả 4 người con, một con trai với Caesar tên là Ptolemy Caesar và 3 với Mark Antony (Cleopatra Selene II, Alexander Helios và Ptolemy Philadelphus). Bà là Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại. Triều đại của Cleopatra đặt dấu chấm hết của kỷ nguyên hel‌lenistic và bắt đầu kỷ nguyên La Mã ở Đông Địa Trung Hải.
 
Gương mặt Cleopatra mới được tái tạo bằng công nghệ 3D được lắp ghép từ nhiều hình ảnh trên các đồ tạo tác thời cổ đại. Kết quả là gương mặt của một phụ nữ trẻ có vẻ đẹp đa sắc tộc.

Mặc dù là một Phraoh nhưng ngôn ngữ chính của Cleopatra vẫn là tiếng Hy Lạp vì cách đó 300 năm Alexander Đại đế đã quy định tầng lớp quý tộc nói tiếng Hy Lạp ở Ai Cập. Cleopatra là người đầu tiên trong gia tộc có 300 năm thống trị Ai Cập học tiếng Ai Cập.

t‌ּự vẫ‌ּn bằng cách để cho rắn độc cắn?

Sau khi Antony và Cleopatra bị đối thủ là Gaius Julius Caesar Octavian (người sau này trở thành Hoàng đế La Mã đầu tiên - Augustus) người thừa kế hợp pháp của Caesar đánh bại ở Actium, Nữ hoàng đã t‌ּự vẫ‌ּn vào ngày 12/8 năm 30 trước Công nguyên. Nhưng bà kết liễu cuộc đời như thế nào thì hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Các tư liệu cổ, đặc biệt là của La Mã, nhìn chung đều thống nhất rằng Cleopatra tự đầ‌u độ‌c bằng cách để cho rắn độc cắn. Nguồn tin lâu đời nhất là Strabo, người sống vào thời điểm đó, thì lại nêu ra 2 cách: bà dùng loại thuốc mỡ độc bôi lên người hoặc để rắn cắn. Hơn 100 năm sau, nhiều học giả cũng nghiêng về cách thứ 2 là bà t‌ּự vẫ‌ּn bằng rắn độc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật