Nhật độc lập vũ khí sau thay đổi chính sách quốc phòng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên tiếp những thay đổi chính sách về quốc phòng được Nhật đưa ra cho thấy, Tokyo đang từng bước dộc lập về vũ khí và đẩy mạnh xuất khẩu quốc phòng.
Nhật độc lập vũ khí sau thay đổi chính sách quốc phòng
Mô hình tiêm kích ATD-X

Độc lập về vũ khí

Không phải tới khi chính thức nới lỏng quy định về xuất khẩu vũ khí (tháng 4/2014) Nhật Bản mới thúc đẩy chương trình phát triển vũ khí nội địa, bởi từ những năm 1990, Nhật Bản đã bắt tay vào chương trình nội địa hóa vũ khí bằng việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 ATD-X Shinshin (F-3).

Các mô hình để nghiên cứu và thử nghiệm đã được giới thiệu từ năm 1994, phía Nhật đã đề nghị đưa mô hình này sang Mỹ để thử nghiệm về khả năng tiết diện phản xạ radar (RCS) nhưng bị Mỹ từ chối, đến tháng 9/2005 mô hình thiết kế của ATD-X đã được đưa đến Pháp để thử nghiệm RCS, đến năm 2000 những nghiên cứu tổng thể về máy bay này như hệ thống điều khiển bay, động cơ và hiệu suất của máy bay tàng hình...

Với thiết kế khí động học tiên tiến kết hợp với hai động cơ lực đẩy vector 3D XF5-1 (lực đẩy 15 tấn/ mỗi động cơ, tốc độ Mach 2 +) tiêm kích ATD-X Shinshin có khả năng cơ động tuyệt vời với nhiều loại vũ khí, nhưng vẫn có hiệu quả tàng hình cực cao.

ATD-X Shinshin có thể phát hiện ra đối phương mà không bị radar đối phương phát hiện, được trang bị một radar quét mạng pha điện tử chủ động đa chức năng với hệ thống cảm biến RF, radar này có khả năng mở rộng hoặc thu hẹp các dải phổ của nó một cách nhanh nhẹn, radar có khả năng tác chiến điện tử ECM và hỗ trợ điện tử ESM toàn diện.

Thậm chí, radar này còn có khả năng hoạt động như một vũ khí điện từ, nó có thể sử dụng sóng điện từ của radar để gây thiệt hại cho các biện pháp trinh sát điện từ của đối phương.

Cánh máy bay được kết hợp sử dụng vật liệu sợi carbon (CFRP) và gia cố bằng nhựa khoảng 30% thân máy bay, do đó máy bay Shinshin có trọng lượng nhẹ hơn (trọng lượng cất cánh 13 tấn) so với các loại máy bay cùng loại, không những vậy công ty TRDI Nhật Bản sẽ đảm nhiệm việc chế tạo vật liệu tàng hình cho F-3. Dự kiến, Nhật Bản sẽ tiêu tốn 20 triệu USD để chế tạo vật liệu này, trong giai đoạn 2013-2016.

Nguyên mẫu F-3 một chỗ ngồi có chiều dài tổng thế 14,2 m, chiều rộng tổng thể 9,1 m, cao 4,5 m. Nhỏ hơn F2 và F22 của Hoa Kỳ", nhưng lớn hơn máy bay huấn luyện thứ cấp T4. Được thừa hưởng và phát triển dựa trên những đặc tính ưu việt nhất của máy bay chiến đấu F-2, F-3 sẽ là loại máy bay thay thế cho 49 máy bay F-2 Mitsubishi và 135 máy bay F-15 trong những thập kỷ tới của Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đặt mục tiêu về loại máy bay này sẽ vượt qua các dòng máy bay thế hệ thứ năm, trở thành loại máy bay chiến đấu tiệm cận thế hệ sáu. Nhật Bản hy vợng rằng việc chế tạo thành công loại máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến này sẽ giúp Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào các đồng minh phương Tây về các loại vũ khí công nghệ cao.

Ngoài tiêm kích ATD-X Shinshin thì tàu ngầm lớp Soryu cũng là chương trình nội địa hóa vũ khí đầu tiên được Nhật Bản ưu tiên phát triển. Tàu ngầm lớp Soryu hay 16SS là loại tàu ngầm điện-diesel do Nhật Bản đóng cho Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản được khởi đóng từ năm 2005 với kế hoạch đóng lên tới 9 chiếc.

Soryu là mẫu cải tiến của tàu ngầm lớp Oyashio, đây hiện là loại tàu ngầm mới nhất hoạt động trong lực lượng tự vệ biển, nó có kích thước lớn hơn bất kỳ loại tàu ngầm nào do Nhật Bản đóng sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Loại tàu ngầm này có thể phân biệt dễ dàng với loại tàu ngầm Oyashio do đuôi bánh lái có hình chữ X. Tàu ngầm lớp Soryu được trang bị 4 động cơ Stirling 4V-275R Mk-III hoạt động không cần không khí (AIP) do Kawasaki Heavy Industries nghiên cứu chế tạo giúp nó lặn được lâu hơn.

Tàu ngầm lớp Soryu

Chủ động xuất khẩu vũ khí

Sau khi chính thức nới lỏng quy định về xuất khẩu vũ khí, ngay lập tức đã có 14 công ty quốc phòng lớn của Nhật Bản đã tham dự hội chợ thương mại quốc phòng Eurosatory 2014 tại Paris vừa qua. Tại đây, Nhật Bản đã trưng bày nhiều thiết bị quân sự gồm cả xe bọc thép, tàu quét mìn với hi vọng thu hút khách hàng tiềm năng từ châu Âu.

Hiện nay Australia là quốc gia đầu tiên dành sự quan tâm đặc biệt đến tàu ngầm trang bị hệ thống AIP do Nhật Bản sản xuất. Theo đó việc tiếp cận công nghệ Nhật và hợp đồng mua tàu ngầm là nội dung thảo luận chính trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Australia Tony Abbott và các quan chức cấp cao của Nhật Bản vừa qua.

Theo một số nguồn tin, hiện tại Nhật Bản muốn bán 12 chiếc tàu ngầm lớp Soryu và chuyển giao công nghệ sản xuất loại tàu ngầm này cho Hải quân Hoàng gia Australia.

Nếu Canberra thỏ‌a mã‌n được một số điều kiện mà phía Tokyo đưa ra thì họ không chỉ có thể chuyển giao công nghệ tàu ngầm lớp Soryu, mà Nhật còn có thể tiến hành cải tiến, nâng cấp công nghệ tàu ngầm hiện có của lớp này hiện đại hơn, để giúp cho Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình một cách hoàn chỉnh nhất.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, nguyên nhân Nhật Bản thúc đẩy mạnh chương trình xuất khẩu vũ khí ngoài lý do kinh tế, mục đích của Tokyo muốn xây dựng một khối đồng minh chống Trung Quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật