Giá dầu có bất ổn vì Iraq?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong lịch sử, mỗi lần khu vực Trung Đông bất ổn đều dẫn đến tăng giá dầu và từ năm 1990 đến nay đã diễn ra 21 sự kiện “mất ổn định“.
Giá dầu có bất ổn vì Iraq?
Ảnh minh họa

Những thời kỳ bất ổn này làm tăng giá dầu trung bình 9,2%. Vậy lần này, bất ổn tại Iraq có làm cho giá dầu vượt quá mức rất cao là 112 USD một thùng hay không ?

Hiện nay, Iraq đang là trung tâm bất ổn của Trung Đông với sự kiện Nhóm chiến binh thánh chiến Hồi giáo ISIS đã chiếm được nhiều đất và tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria. Xung đột giữa quân chính phủ với ISIS đã làm giá dầu tăng khoảng 4% trong tháng 6/2014, đạt tới mức cao nhất trong 10 tháng qua. Báo cáo của Tổ chức Năng lượng quốc tế-IAEA khẳng định sản lượng dầu mỏ của Iraq là rất lớn nên một khi nước này mất ổn định thì nguy cơ làm tăng giá dầu là hiện hữu. May mắn thay, phần lớn sản phẩm dầu mỏ của Iraq được làm ra tại vùng đất phía nam đất nước trong khi đó ISIS hoạt động mạnh ở phía bắc và đang cố tiến về phía nam nhưng chưa vươn tới được các nhà máy khai thác dầu chính yếu của Iraq. Tại Trung Đông, Iraq là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ nhì sau Saudi Arabia vì vậy nếu không ngăn cản được ISIS tiến về phía nam và kiểm soát các giếng dầu lớn, các nhà máy lọc dầu chính thì hậu quả là khôn lường.

Cho đến nay, giá dầu đã tăng khoảng 4 USD mỗi thùng. Nhưng nếu ISIS can thiệp đến các cơ sở sản xuất dầu quan trọng của Iraq, làm gián đoạn chúng thì giá dầu xuất khẩu của Iraq sẽ tăng thêm 6 USD mỗi thùng? Nếu điều đó xảy đến, GDP của nền kinh tế Mỹ sẽ bị tăng trưởng chậm hơn 0,4% so mức trung bình 1,6% trong năm qua và nó sẽ làm tổn thương hoạt động kinh tế Mỹ nói chung, nền kinh tế toàn cầu nói riêng mặc dù nó chưa phải là thảm họa.

Hiện nay, toàn khu vực Châu Á đã chịu ảnh hưởng của giá dầu tăng vì đa số ngành công nghiệp xuất khẩu hàng hóa đều cần đến dầu. Các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan và Phillippine nằm trong số những nước Châu Á phụ thuộc nặng nề nhất vào dầu mỏ xuất khẩu từ Iraq. Chỉ duy nhất Malaysia là quốc gia xuất khẩu năng lượng hàng hóa nên thu nhiều lợi nhuận từ sự gia tăng giá dầu. Nếu giá dầu tăng đến 130 USD một thùng trong suốt nửa năm sau của 2014 thì Châu Á sẽ bị giảm thặng dư ngân sách khoảng 60 tỷ USD.

Trong trường hợp bất ổn tại Iraq nghiêm trọng hơn, ISIS vươn tới được phía nam Iraq, kiểm soát các cơ sở sản xuất dầu và làm cho sản lượng dầu của Iraq giảm một nửa trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng vào thời điểm này, mức tăng giá dầu hơn 10 USD một thùng là hợp lý và trong một thời gian tới giá dầu sẽ ổn định thấp hơn trở lại. Và lúc đó nó lại có tác động tốt đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, thế giới vẫn còn những nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng khác mà hiện tại mức sản lượng đưa ra thế giới còn đang bị hạn chế vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OPEC duy trì sản lượng khá dồi dào, giữ ở mức 30 triệu thùng dầu một ngày trong suốt 3 năm qua.

Như vậy nếu Iraq gặp sự cố nghiêm trọng về sản xuất dầu thì Mỹ, OPEC, Saudi Arabia có đủ giải pháp nhằm thay thế nguồn cung cấp dầu mỏ cho thế giới. Trong đó, Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới giữ vai trò quan trọng, với sản lượng hiện tại là 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày (cao hơn 5% so với năm 2013).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật