Bấn loạn vì lo tương lai, thí sinh tìm đến cái chết

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều trường hợp không chịu đựng nỗi áp lực của kì thi đại học đã tìm đến cái chết để “giải thoát”.
Bấn loạn vì lo tương lai, thí sinh tìm đến cái chết
Nơi em T. t‌ּự t‌ּử

Hàng năm, càng cứ đến những ngày gần thi đại học, báo chí lại đưa tin các vụ t‌ּự t‌ּử vì thi cử khiến nhiều người cảm thấy xót xa. Mấy ngày hôm nay, người dân gần trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức) vẫn không thôi bàn tán về cái chết của em P.Đ.T. (SN 1995, ngụ huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng).

Trước đó, chừng 19 giờ ngày 25/6/2014, nhiều thí sinh và sinh viên đang học bài tại khu nhà C hét lớn khi nhìn thấy T. rơi từ trên tầng cao xuống sân. Ngay lập tức, sự việc thu hút được sự chú ý của nhiều người và đồng thời em được đưa đến bệnh viện Quân y 7C cấp cứu. Tuy nhiên, do chấn thương đầu quá nặng nên em đã trút hơi thở cuối cùng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Phương (Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cho biết, qua điều tra ban đầu của công an cũng như từ giấy tờ tùy thân, nhà trước xác định T. là em trai của sinh viên P.Q.D. đang theo học ngành cơ khí chế tạo máy. T. chỉ đến trường để ôn thi chứ không phải là sinh viên của trường nên nhà trường không thể đi sâu tìm hiểu về sự việc.

Trong khi đó, D. cho biết, vào năm 2013, T. từng thi đại học nhưng không đậu. Do gia đình cũng có điều kiện nên cho T. xuống TP.HCM trọ cùng anh trai và học ôn thi. Thời gian gần đây, T. đến trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ôn. Bên cạnh đó, D. cũng cho hay, gia đình không hề đặt áp lực nào lên em trai về việc thi cử. Mấy hôm trước, T. vẫn bình thường, không có biểu hiện gì lạ. Chiều xảy ra vụ việc, T. xin anh trai ra ngoài chút xíu. Tuy nhiên, một lúc sau, D. đau đớn nhận được tin em trai đã t‌ử von‌g ngay tại khu C của trường.

Một bạn học cùng lớp ôn thi của T. cho biết, T. là người hiền lành, ít nói và ít giao tiếp. Do lớp hầu hết là những người từng thi rớt đại học nên có đồng cảm với nhau. Đôi lần, T. có trò chuyện và bảo rằng, gia đình không gây áp lực gì đối với việc mình thi đậu đại học hay không. Tuy nhiên, thấy cha mẹ thương yêu, tạo điều kiện học tập tốt thì T. khá lo lắng. Không chỉ thế, hàng ngày, T. nhìn vào tấm gương của anh trai cũng cùng xuất phát điểm với mình nhưng đậu đại học, trong khi đó mình lại rớt đại học nên cảm thấy hoang mang.

Mới đây không lâu, nam sinh Lê Kim M. (SN 1996, ngụ phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng) cũng chọn cách “giải thoát” vì quá áp lực học tập. M. có học lực khá và luôn cố gắng học hành chỉ với ước mơ duy nhất là đậu đại học. Thế nhưng, trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, M. lại có kết quả không như mong muốn. M. cảm thấy buồn và thua thiệt với bạn bè. Trong khi đó, về đến nhà, người thân cũng tỏ ra lạnh nhạt, lời ra tiếng vào khiến em cảm thấy hoang mang hơn. Có thể, đây chính là những nguyên nhân đã đẩy nam sinh này tìm đến cái chết.

Các bậc cha mẹ đừng tước đoạt nụ cười của con em mình

Cách đây chừng một tháng, người dân thành phố Hải Phòng cũng tiếc nuối trước cái chết của em Vũ Quỳnh Tr.. Em là học sinh lớp 12A1 của trường THPT Nguyễn Tất Thành. Theo nhiều bạn bè, em có học lực khá và luôn hòa đồng cùng bạn bè. Sau khi hoàn thành các môn thi đại học, Tr. đã t‌ּự t‌ּử. Khi có điểm thi tốt nghiệp, Tr. có điểm trung bình bốn môn là 7,86 điểm, tốt nghiệp xếp loại khá, trong đó, Sử 9 điểm, Địa lý 8,5 điểm, Văn 7 điểm và Toán 6 điểm.

Trên đây không phải là những trường hợp duy nhất tìm đến cái chết vì áp lực thi cử. Cứ mỗi khi đến gần kỳ thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng chúng ta lại nghe thông tin về những vụ t‌ּự t‌ּử. Và chắc chắn một điều, trong tương lai những vụ t‌ּự t‌ּử vì áp lực thi cử là không thể tránh khỏi. Đại học là ngưỡng cửa lớn của cuộc đời các sỉ tử. Nói gì đi nữa thì đỗ vào đại học, cao đẳng chỉ với một mục đích duy nhất là tương lai được rạng ngời hơn. Tuy nhiên, đừng vì áp lực thi cử mà hủy hoại tương lai, hủy hoại cuộc sống của mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật