Những thí sinh tý hon

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kỳ thi Đại học đợt 1 năm nay xuất hiện nhiều thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Họ dự thi với khao khát vượt qua số phận.
Những thí sinh tý hon
Vượng được các tình nguyện viên hướng dẫn vào phòng thi. Ảnh: Phúc Nguyễn

Xuất hiện tại địa điểm thi trường ĐH Kinh tế Huế, Nguyễn Minh Vượng (trú tại  thị trấn Cam Lộ,  tỉnh Quảng Trị) được mọi người quan tâm bởi chiều cao 90 cm và nặng 36 kg dù đã 1‌8 tuổ‌i.

Bà Hà Thị Mỹ Nhung (38 tuổi, mẹ Vượng) cho biết Vượng là con đầu. Có vóc dáng tí hon là bởi Vượng bị ảnh hưởng chất độc của chiến tranh.

Ngay từ khi còn nhỏ Vượng đã rất thích máy tính và cứ đòi mẹ mua cho bằng được. Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, khi cậu học lớp 10, vợ chồng bà Nhung mới mua được máy tính cũ cho con.


Ngoài thời gian học trên lớp, về nhà Vượng lại chăm chú vào chiếc máy tính học bài, tự mày mò với thứ công nghệ xa xỉ của nhà nghèo. Suốt thời gian học phổ thông, Vượng tỏ ra là người rất ham học nên cậu luôn đạt được thành tích cao.

Đôi chân bị viêm khớp nên Vượng chỉ có thể đi được chừng 500 mét rồi lại ngồi nghỉ lấy sức. Nhiều lúc thấy con đi đứng vất vả, thường té ngã nên mẹ không muốn cho cậu vận động quá nhiều. "Thương con, tôi bảo cháu đi đâu xa thì nói mẹ hoặc em trai đưa đi", bà Nhung chia sẻ.

Với ước mơ trở thành một kĩ sư về máy tính và phần mềm, kỳ thi đại học năm nay Vượng đăng kí dự khối A vào Ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Khoa học Huế. Biết con đam mê từ nhỏ, cha mẹ đã đưa cậu vào Huế thử sức.

"Trước mắt em cố gắng đạt điểm cao trong kì thi năm nay. Nếu may mắn đỗ đại học em sẽ phấn đấu để trở thành một người thiết kế phần mềm giỏi", Vượng tâm sự.

Phượng lọt thỏm so với các thí sinh vì vóc dáng của mình. Ảnh: Nguyễn Đông

Sáng 4/7, thí sinh Nguyễn Thị Phượng (1‌8 tuổ‌i, xã Đại Chánh, Đại Lộc, Quảng Nam) được bố chở xe máy đến hội đồng thi trường THPT Phan Đình Phùng. Cố gái cao 1,1 m; nặng 29kg là một trong số những thí sinh rời phòng thi sau cùng với kết quả làm được "5 câu".

Sinh ra khỏe mạnh, nhưng nuôi mãi vẫn thấy con chậm lớn, ông Nguyễn Em (43 tuổi) đưa con đến khắp các bệnh viện thăm khám nhưng nhận được kết quả Phượng bị khuyết tật bẩm sinh. "Anh trai và em gái của Phượng đều cao lớn bình thường. Biết con thiệt thòi nên gia đình rất quan tâm", ông Em nói.

"Phượng hạt tiêu" là cái tên bạn bè vẫn thường gọi, song Phượng không nản trí. Dù kết quả học phổ thông chỉ ở mức trung bình, Phượng bảo sẽ tập trung vào 3 môn khối A.

Quyết định thi vào ngành công nghệ thông tin (ĐH Bách Khoa Đà Nẵng), Phượng chia sẻ: "Em hi vọng sẽ theo đuổi ước mơ làm lập trình viên. Gắn bó với công nghệ thông tin sẽ phù hợp với thể trạng của em". Hội đồng thi ĐH Đà Nẵng đã gợi ý Phượng làm hồ sơ để được xét tuyển ưu tiên.

Thí sinh Trần Phú vừa được đặc cách vào thẳng đại học. Ảnh: Nguyễn Đông

Trao đổi với Báo chiều 4/7, Giám ĐH Đà Nẵng Trần Văn Nam cho biết, đã quyết định xét đặc cách, tuyển thẳng thí sinh Trần Phú (26 tuổi, quê Phú Yên) vào khoa Tâm lý (ĐH Sư phạm Đà Nẵng). Trần Phú bị khiếm thị nặng, đi lại phải dựa vào chiếc gậy.

Phú là con thứ 7 trong gia đình có 9 chị em gái. Bố em là ngư dân với những chuyến mở biển ra ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. 8 năm trước, Phú lặn lội ra Đà Nẵng để xin vào trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu. Năm 2011 nghe tin bố bị tai biến và bệnh tim, cuộc sống gia đình lâm cảnh khó khăn, Phú càng cố gắng học tập để tự nuôi sống bản thân.

Cuộc sống xa nhà với một người khiếm thị nặng như Phú không mấy dễ dàng. Nhưng bảng thành tích của cậu khiến nhiều người nể phục: 12 năm liền học sinh giỏi; Giải nhì văn lớp 11 - 12 cấp thành phố Đà Nẵng; Gạt giải nhất thành phố Đà Nẵng năm lớp 9 trong cuộc thi viết thư quốc tế dành cho người khuyết tật toàn quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật