Bộ trưởng Đinh La Thăng: Bến xe phải phục vụ người dân tốt nhất

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 27/6, phát biểu trong hội nghị toàn quốc về xã hội hóa và nâng cao hiệu quả quản lý bến xe được tổ chức tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Đinh La Thăng đưa ra yêu cầu:
Bộ trưởng Đinh La Thăng: Bến xe phải phục vụ người dân tốt nhất
Đinh La Thăng

Bến xe phải phục vụ vận tải tối ưu nhất. Người dân phải được phục vụ tốt nhất, xứng đáng với đồng tiền bỏ ra.

Xã hội hóa đầu tư bến xe phải công khai, minh bạch
Sau khi nghe lắng nghe ý kiến của đại diện 63 tỉnh thành về xã hội hóa và nâng cao chất lượng bến xe, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động vận tải ngay từ điểm xuất phát, từ đó nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và tăng cường bảo đảm trật tự ATGT.
Địa phương phải xây dựng các bến xe văn minh, hiện đại, Bộ trưởng nói.
Để kêu gọi được các nguồn vào đầu tư bến xe,  Bộ GTVT sẽ nghiên cứu quy định để tăng cường tính kết nối giữa các phương thức vận tải với bến xe; tổ chức giao thông trong và ngoài bến xe hiệu quả.
Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ cho phép bến xe sử dụng dữ liệu từ thiết bị hành trình giám sát để theo dõi các phương tiện hoạt động tại bến. Phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để điều tiết luồng tuyến tại các bến xe, ưu tiên tổ chức vận tải liên tỉnh tại các bến xe có cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học công nghệ tốt, đặc biệt là các bến xe trung tâm.
Thậm chí phải xây dựng các quy định để các bến xe có trách nhiệm cùng đơn vị vận tải thu hút hành khách vào bến, nâng cao chất lượng phục vụ như bán vé trực tuyến, vé điện tử, sử dụng máy soi hành lý để đảm bảo an toàn trong bến xe, niêm yết điện tử các thông tin cần thiết tại bến xe loại 1 và loại 2.
“Việc điều chỉnh quy hoạch, chế độ chính sách, cơ chế ưu đãi, xã hội hóa đầu tư bến xe phải được công khai, minh bạch cho toàn dân biết, không được úp mở. Các cơ quan chức năng của Bộ phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân. Tất cả chúng ta phải chung tay để nâng cao chất lượng phục vụ vận tải tối ưu nhất. Phải làm sao phục vụ người dân tốt nhất, thích hợp nhất, xứng đáng với đồng tiền nhân dân bỏ ra. Đây không phải là Bộ trưởng chỉ đạo, Bộ trưởng cho phép mà nhân dân chỉ đạo, nhân dân cho phép”- Bộ trưởng Đinh La Thăng dứt khoát.
Cắt giảm 87 bến xe không đủ điều kiện
Theo ông Nguyễn Trí Đức - Phó Chánh văn phòng Bộ GTVT, tính đến 15/6/2014, cả nước có 457 bến xe ô tô khách trong đó có 322 bến xe loại 4 trở lên đảm bảo phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh theo quy định của Bộ GTVT.
Như vậy, bình quân hiện nay, mỗi tỉnh, thành phố có 7 bến xe, trong đó có trên 70% số bến xe  từ loại 4 trở lên, đã giảm  87 bến trên toàn quốc do không đủ điều kiện công bố bến xe theo quy định.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cùng đoàn công tác Bộ GTVT thị sát bến xe kiểu mẫu hiện đại nhất cả nước- Bến xe trung tâm Đà Nẵng

Bộ GTVT yêu cầu đến hết 31/12/2014, các bến xe phải được rà soát và công bố lại theo quy

Theo ông Đức, hiện các bến xe mới chỉ dừng ở mức độ phục vụ được nhu cầu tối thiểu của hành khách theo quy chuẩn. Các dịch vụ nghỉ qua đêm cho khách, cho lái xe, nhân viên phục vụ; dịch vụ giải trí cho hành khách trong thời gian chờ đợi; dịch vụ phục vụ giao thông tiếp cận chưa được quan tâm...
Các nội dung cần thông tin tới hành khách như thời gian biểu chuyến đi, giá vé, chất lượng dịch vụ… hầu hết còn được các bến xe thực hiện niêm yết một cách thủ công.
Theo đánh giá của Bộ GTVT, tỷ lệ các bến xe được xây dựng quy mô, hiện đại còn rất thấp. Chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lâm Đồng, Khánh Hòa…
Nhiều tỉnh quy hoạch quá xa thực tế
Theo Luật Giao thông đường bộ, bến xe thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phải được phát triển theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cả 63 tỉnh, thành phố, UBND cấp tỉnh đều đã công bố quy hoạch bến xe đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 nhưng có thực tế là nhiều địa phương xây quy hoạch chưa sát với thực tế.
Ví dụ như tại Bình Định, theo quy hoạch đến năm 2010, phải có 10 bến xe, nhưng đến nay là 2014 mới có 6 bến và đều chưa khai thác hết công suất. Tại Thái Bình, theo quy hoạch đến năm 2020 phải có 20 bến xe, tuy nhiên đến nay mới có 14 bến xe, trừ bến xe trung tâm thành phố, còn lại hầu hết các bến xe của tỉnh đều có số lượng xe xuất bến thấp, hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó, tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhiều bến xe quá tải, gây ảnh hưởng lớn đến tổ chức giao thông công cộng của đô thị.
Thậm chí tại Hà Giang, từ năm 2009 đến nay, đã 4 lần di dời vị trí bến xe, đến nay vẫn chưa phải là vị trí chính thức. Bên cạnh đó, có những bến xe đã đầu tư trang thiết bị hiện đại nhưng rất vắng. Một số địa phương bố trí quy hoạch chưa phù hợp, vị trí các bến xe còn quá gần nhau dẫn đến tình trạng không tận dụng hết năng lực của bến xe.
Mô hình quản lý bến chưa phù hợp
Theo Thứ trưởng Bộ GTV Lê Đình Thọ, hiện nay tại các địa phương đang tồn tại hai mô hình quản lý bến xe là: Bến xe do các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý (bến xe xã hội hóa). Bến xe do các đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức quản lý (Sở GTVT hoặc UBND tỉnh, huyện quản lý)...
Hiện có rất ít bến xe theo mô hình 1, đa phần đang hoạt động theo mô hình 2 với nhiều bất cập. Do vậy, việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các bến xe chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước. Tại nhiều bến xe ở các huyện, xã, chỉ đủ duy trì tối thiểu cơ sở vật chất chứ không thể đầu tư phục vụ thêm cho khách các dịch vụ tốt.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho hay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và chuyển biến trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động của bến xe khách, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Theo ông Thanh, có bến xe đã khai thác nhưng thiếu diện tích phòng chờ cho hành khách, thiếu số chỗ ngồi tối thiểu khu vực phòng chờ, thiếu cả nhà vệ sinh cho người khuyết tật, điều hòa hoặc quạt, diện tích nơi đỗ xe, mặt sân bến chưa được thảm nhựa hoặc bê tông tốt...
Nhiều bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 chưa kết nối internet với nhau và với cơ quan quản lý tuyến để quản lý và báo cáo qua phần mềm theo quy định.
Cò mồi, chèo kéo vẫn náo loạn bến xe
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng nhận định, qua khảo sát thực tế, hiện tượng cò mồi, môi giới bán vé, chèo kéo khách vẫn xảy ra phổ biến ở một số bến xe.
Nhiều bến xe chưa  nghiêm túc thực hiện quy trình xe ra vào bến, đặc biệt là khâu kiểm tra các điều kiện như giấy tờ của phương tiện và người lái; kiểm tra các tiêu chí theo nội dung chất lượng dịch vụ vận tải đã đăng ký với cơ quan quản lý tuyến; kiểm tra việc niêm yết giá vé….
Theo ông Hùng, tình trạng xe khách chở hàng hóa vẫn đang tồn tại, các bến xe chưa đổi mới công tác điều hành quản lý nên kiểm soát vé, hành lý, hành trình xe còn nhiều bất cập... Tới đây những vấn đề này cần được giải quyết rốt ráo để tạo chuyển biến, ông Hùng nói.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật