Bác sĩ Mỹ Allen Hassan: ’Tôi học cách chuộc lỗi’

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
lần đến VN trong giai đoạn khốc liệt năm 1968-69, vị bác sĩ tình nguyện này bị ám ảnh bởi những gì người VN chịu đựng do bom đạn của nước Mỹ. Hassan viết "Không thể chuộc lỗi" như một cách thay người dân Mỹ "học chuộc lỗi".
Bác sĩ Mỹ Allen Hassan: ’Tôi học cách chuộc lỗi’
Bác sĩ Allen Hassan. Ảnh: Anh Vân.

Ông có cuộc trò chuyện với Phóng viên.

- Điều mà ông mong mỏi nhất khi viết nên cuốn "Không thể chuộc lỗi" là gì?

- Đó là nói lên những sự thật mà bất cứ ai yêu chuộng hòa bình và công lý nên biết. Trong cuộc chiến tranh Iraq, Mỹ đã tiếp tục phạm phải sai lầm nghiêm trọng như với chiến tranh Việt Nam. Khi tham chiến thì thiệt hại không chỉ là đất nước bị chiến tranh, mà còn là chính nước Mỹ ở phương diện: phải đổ máu của người Mỹ, hao phí tiền của và khủng hoảng tinh thần của cựu binh sau chiến tranh.

Tôi muốn cho người Mỹ và giới trẻ Mỹ hiện tại có cái nhìn đa dạng hơn về các nước khác chứ không chỉ biết về nước Mỹ. Rất nhiều bác sĩ Mỹ làm công việc tình nguyện tại Việt Nam đã đồng tình với tôi về việc không thể nào né tránh hoặc lãng quên quá khứ. Và chính họ đã giúp tôi rất nhiều để thực hiện cuốn sách này.

Tôi không có ý khơi gợi lại những vết thương của quá khứ, nhưng dù đã là quá khứ thì sự thật vẫn là sự thật. Gợi lại cho người Mỹ thấy những đau thương đã gây ra cho Việt Nam cũng là một cách kêu gọi sự giúp đỡ giải quyết hậu quả chiến tranh từ họ.

Hàng trăm nghìn cựu chiến binh Mỹ từng tận mắt chứng kiến những cảnh tàn phá của chiến tranh Việt Nam. Tất cả những người này, kể cả tôi và những đồng nghiệp của tôi cũng như nhiều người Mỹ khác, đều biết rằng: Phải "học cách chuộc lỗi", dù sớm hay muộn.

- Tại sao phải chờ đến hơn 30 năm sau, cuốn sách mới xuất hiện?

- Tôi chứng kiến quá nhiều cảnh đau lòng, trẻ em Việt Nam bị lính Mỹ giết, gia đình tan tác vì súng đạn, mùi bom napalm khắp nơi. Ám ảnh là thế nhưng viết ra không phải lúc nào cũng dễ.

Một nữ y tá mà tôi gặp khi trở lại Việt Nam thời hậu chiến cũng đã nói với tôi, có quá nhiều trẻ em chết và bị thương nặng hàng ngày đến nỗi người ta không thể nhớ và đếm hết được.

Tôi đã mất hơn 10 năm góp nhặt những gì mình từng chứng kiến khi ở Việt Nam. Vài năm để viết thư và lấy ý kiến của những bác sĩ tình nguyện khác cũng từng làm công việc tình nguyện như tôi. Và đến vài năm sau tôi mới có thể viết ra được những gì mình nghĩ trong đầu.

Ở Mỹ, để xuất bản sách thì không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính. Tôi đã phải làm việc rất nhiều để tự kiếm đủ tiền in và phát hành sách của mình, chứ không nhờ cậy ở đâu cả.

Có nhiều cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam phần lớn ca ngợi chính phủ Mỹ, hoặc nhấn mạnh Mỹ hùng cường như thế nào. Vài cuốn tác giả chỉ viết thông qua lời kể của nhân chứng mà không tận mắt nhìn thấy và trải qua. Tôi luôn luôn bị ám ảnh phải quay trở lại để tiếp tục giúp đỡ người Việt, và trước hết là viết lại những gì mình tận mắt chứng kiến.

Là một người Mỹ, tôi luôn tự hào về đất nước của mình và muốn dành cả cuộc đời để cống hiến cho việc xây dựng nước Mỹ. Nhưng tôi không ủng hộ những cuộc chiến bắn giết, chứng tỏ quyền lực vì vài mục đích không rõ ràng.

- Ông cho biết có đến 95% độc giả Mỹ qua website của ông bày tỏ rất thích cuốn sách này, vậy 5% còn lại đã có những phản ứng gì?

- Tôi đã viết nhiều lá thư cho các thượng nghị sĩ ở Mỹ cũng như nhiều nhà tư vấn y khoa về sự thật của chiến tranh Việt Nam. Không biết có nhiều chính trị gia đọc sách tôi viết không, nhưng có người không muốn nghe những câu chuyện này. Có người nói tôi điên. Nhưng đó là một sự xúc phạm, vì nếu tôi điên, tôi không thể vừa làm luật sư vừa làm bác sĩ. Trong 40 năm qua, tôi đã điều trị cho 350.000 bệnh nhân, nhiều người trong số đó bị ung thư và ảnh hưởng nặng nề chất độc từ cuộc chiến.

Tôi còn nhớ có một nữ độc giả ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2004 của thượng nghị sĩ John Kerry. Bà này tuyên bố: "Hassan không phải là một người anh hùng. Ông ta chỉ ghi lại những điều ông ta chứng kiến thôi chứ đâu có gì ghê gớm. Tôi không thích đọc cuốn sách này vì nó cũng chẳng có gì hay ho lắm". Và tôi trả lời rằng, tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bà ta.

Trước khi sang Việt Nam, tôi cũng đã bị thẩm vấn: Đi đâu, làm những gì? Tôi còn từng bị CIA cấy chip điện tử theo dõi vào c‌ơ th‌ể nữa.

Tôi dự định sẽ viết 8 quyển sách và gửi chúng cho chính phủ Mỹ đọc, để họ thấy được những sai lầm mà họ thấy trong cuộc chiến tranh Việt Nam và vài nơi khác. Nếu chính phủ thấy những điều tôi nói là không đúng thì hãy cứ treo bằng luật sư của tôi hoặc bắt giam tôi.

- Sau buổi họp báo ra mắt cuốn sách vào sáng mai (24/4), ông còn những kế hoạch cụ thể nào tại Việt Nam?

- Ngày 26/4 tôi sẽ rời Việt Nam. Tôi hy vọng có đủ thời gian đi thăm thêm vài nơi, có thể là Hà Nội. Sau đó, tôi bay đến Oman và Iraq, bắt đầu cho chuyến đi dài ngày thu thập tư liệu viết cuốn sách tiếp theo về cuộc chiến tại đó.

- Mấy hôm nay báo chí liên tục đưa tin về những vụ sát hại, thảm sát ở Mỹ. Là một người dân Mỹ, cảm xúc của ông như thế nào?

- Bản thân tôi từ rất lâu rồi không sử dụng và sở hữu thứ vũ khí nào mà cuộc sống tôi có sao đâu. Theo tôi biết thì năm ngoái tại Mỹ có khoảng 40.000 người bị giết hại bởi súng. Tôi không chỉ là bác sĩ chữa bệnh cho người mà tôi còn là bác sĩ thú y, cứu mạng sống của những con thú. Không muốn thấy thú vật chết, tôi cũng hoàn toàn không đồng ý vì bất cứ lý do gì con người lại giết hại lẫn nhau.

Tôi nghĩ, có vài điều luật lệ về sử dụng và sở hữu vũ khí ở Mỹ cần được thay đổi để xã hội Mỹ bớt phải hứng chịu những thảm họa tương tự.

- Ông là một bác sĩ giỏi, lại đạt được 3 bằng Tiến sĩ, hai về y khoa và một về luật. Trong cuốn sách có những đoạn rất hay nói về thời thiếu niên cũng như tuổi thanh niên nhiều hoài bão của ông. Ông có lời khuyên gì cho các bạn trẻ Việt Nam trên con đường lập nghiệp?

- Muốn theo đuổi công việc hay ngành nghề nào trước hết cũng phải từ yêu thích và xem mình có khả năng theo đuổi không. Kế đó, khi đến với nghề, hãy nghĩ đến lợi ích mà mọi người được hưởng từ chuyên môn của bạn, trước khi bạn nghĩ đến việc sẽ gặt hái được bao nhiêu tiền từ nó.

First News tặng độc giả Phóng viên trên cả nước 20 cuốn "Không thể chuộc lỗi".

Bạn đọc nào gửi thư về sớm và trả lời chính xác 2 câu hỏi sau sẽ nhận được quà tặng:

1. Tiến sĩ Allan Hassan đến Việt Nam lần đầu tiên với nhiệm vụ:

A. Bác sĩ tình nguyện.
B. Nhà văn.
C. Phóng viên chiến tranh.

2. Hamburger Hill (Đồi thịt băm) - một địa điểm nổi tiếng trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam - nằm ở?

A. A Lưới, một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
B. Điện Biên Phủ.
C. Cao Bằng.

Mail gửi về Phóng viên ghi rõ tiêu đề: "Nhan sach Khong the chuoc loi" (tiếng Việt không dấu). Thời hạn nhận thư từ ngày 24/4 tới 29/4. Trong thư, độc giả cần cung cấp địa chỉ và số điện thoại (điều kiện bắt buộc) để tòa soạn gửi quà tặng.

Anh Vân thực hiện

Theo Vnexpress

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật