Nghiên cứu kẹt xe: Nhà khoa học... né!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong vòng 10 năm, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM chỉ có ba đề tài nghiên cứu về vấn đề giải quyết tình hình kẹt xe trên địa bàn.
Nghiên cứu kẹt xe: Nhà khoa học... né!
Một cảnh kẹt xe ở TP.HCM (Ảnh: P.Công/VNN)
Theo ông Phạm Văn Xu, chuyên viên phòng Quản lý khoa học, sở KH&CN TP.HCM, trong vòng 10 năm trở lại đây, chỉ có ba đề tài nghiên cứu về vấn đề giải quyết tình hình kẹt xe.
 
Đó là hai đề tài "Ứng dụng kĩ thuật tối ưu và mô phỏng vào việc ngiên cứu tình hình giao thông trong nội thành TP.HCM" (kinh phí: 200 triệu, thời gian thực hiện: tháng 11-2008 đến 12-2000) và "Các biện pháp trước mắt giảm kẹt xe ở TP.HCM" (kinh phí: 312 triệu đồng, thời gian: tháng 4-2001 đến tháng 11-2003) do TS (nay là PGS.TS) Hồ Thanh Phong chủ nhiệm; đề tài "Tăng cường hiệu quả các giải pháp cải tạo giao thông trong thời gian qua tại TP.HCM" do TS KTS Nguyễn Trọng Hòa chủ nhiệm (thời gian: năm 2002-2004).
 
Nội dung như: thiết lập mô hình mạng và mô hình mô phỏng cho hệ thống giao thông để đánh giá tình hình giao thông với các phương án mở các trục đường mới, xây dựng vòng xoay, cầu vượt…, phân tích các điểm ùn tắc, thiết kế chi tiết khu vực ùn tắc: bổ sung đèn tín hiệu, dãi phân cách, bán kính xoay, lề, cây xanh, bảng thông tin… Ba đề tài trên đều được nghiệm thu với kết quả loại khá.  
 
"Ba đề tài này đều đã "cũ rích cũ rê", được thực hiện trong thời gian từ năm 1998 đến 2004. Những năm sau này thì tuyệt nhiên không có đề tài nào khác!" – ông Xu nói.
 
Ông cho biết thêm, chỉ vào tháng 8 năm nay, mới có một đề tài liên quan là "Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe bus ở TP.HCM" do PGS TS Phạm Xuân Mai chủ nhiệm (với kinh phí: 680 triệu đồng, thực hiện đến tháng 9-2009), vừa được sở KH&CN TP.HCM kí hợp đồng.
 
Giải thích nguyên nhân tại sao ít có nghiên cứu về các vấn đề liên quan nhằm giải quyết tình hình kẹt xe, một số người trong lĩnh vực cho rằng: đề tài mảng này "hóc" quá nên nhiều người… né! Nếu làm ở dạng nhỏ, lẻ (như giải quyết kẹt xe một tuyến, điểm nhỏ…) thì hội đồng khó xét duyệt. Còn nếu làm lớn hơn thì nó lại liên quan đến tính tổng thể, gắn đến nhiều vấn đề như quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, thoát nước, quy hoạch phát triển kinh tế cả vùng, các vùng lân cận… điều này thì người ta lại thường không đủ khả năng để làm.
 
Được biết, những đề tài trên sau khi nghiệm thu, tác giả đã chuyển giao kết quả về các đơn vị thụ hưởng, nhưng kết quả ứng dụng hiệu quả hay không thì sở KH&CN cũng chịu, không biết được. "Vì thời gian trước đây, chưa có quy chế yêu cầu đơn vị thụ hưởng báo cáo kết quả ứng dụng về sở" – bà Phan Thu Nga, trưởng phòng Quản lý khoa học, sở KH&CN TP.HCM cho biết. 
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật