Tình tiết mới vụ thẩm mỹ viện Cát Tường

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong bản kiến nghị 30 trang gửi các cơ quan tố tụng mới đây, luật sư của gia đình chị Huyền (nạn nhân vụ bác sỹ ném xác) đã đề nghị đổi tội danh và truy tố Nguyễn Mạnh Tường về tội “giết người“.
Tình tiết mới vụ thẩm mỹ viện Cát Tường
Nguyễn Mạnh Tường tại phiên xét xử ngày 14/4

Mâu thuẫn về lời khai vết rạch trên bụng nạn nhân

Trong văn bản kiến nghị, luật sư Vũ Gia Trưởng và luật sư Phạm Hương Giang (Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải, Hà Nội - luật sư bảo vệ cho cho gia đình chị Huyền) viện dẫn bút lục ghi lời khai của các y tá tại cơ quan điều tra.

Y tá Thư khai: "Khi bơm được 1 - 2 ống bơm tiêm, chị này bắt dầu có biểu hiện co giật. Nhưng bác sỹ vẫn tiếp tục hút được 5 - 6 ống bơm trên mỡ bụng thì dừng lại... Trong quá trình bơm mỡ vào ngực, bệnh nhân vẫn co giật, sùi bọt mép, người cứng lại."

Trong một bút lục khác, y tá này khai: "Bác sỹ Tường rạch 2 vết trên bụng khoảng 0,3cm, bơm thuốc tê vào, sau đó y tá Hoa bơm 2 ống diazepam (thuốc an thần). Bác sỹ Tường vẫn tiêm thuốc tê cho bệnh nhân... Được khoảng 15 phút, bệnh nhân lên cơn co giật, sùi bọt mép, giật mắt. Thấy vậy, bác sỹ bảo Bân đi mua thuốc chống động kinh Amenazin nhưng không có và tiếp tục hút mỡ cho bệnh nhân. Lúc này bệnh nhân vẫn lên cơn co giật. Tôi giữ đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên. 30 phút sau, bác sỹ Tường lấy được khoảng 7 - 8 bơm 50ml mỡ lẫn máu. Sau đó, bác sỹ rạch hai vết nhỏ dưới bầu ngực bệnh nhân rồi bơm vào luôn. Tôi vẫn giữ đầu bệnh nhân bởi vì bệnh nhân đang lên cơn co giật."

Y tá Bùi Thị Hoa khai: "... Trong khi làm phẫu thuật, chị Huyền lên cơn co giật nên bác sỹ Tường bảo tôi tiêm 1 ống Diazepam. Được một lúc chị Huyền lại lên cơn co giật, bác sỹ lại bảo tôi tiêm thêm 1 ống Diazepam. Khoảng 5 phút sau, chị Huyền lại lên cơn, bác sỹ Tường tiếp tục bơm thêm 2 ống Diazepam và 2 ống Dimedron (chống di ứng)... Khi tiêm như vậy, chị Huyền chỉ không co giật khoảng 5 phút rồi lại tiếp tục co giật. Bác sỹ Tường vẫn tiếp tục phẫu thuật".

Luật sư cho rằng, trong khi phẫu thuật, chị Huyền đã xảy ra biến chứng. Tường không dừng lại để kịp thời cấp cứu, giúp nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm mà vẫn tiếp tục phẫu thuật. Theo luật sư, lời khai của bị can và nhân chứng có sự mâu thuẫn về vết rạch trên bụng chị Huyền, nhưng cơ quan điều tra chưa xem xét và cho đối chất.

Một số lời khai trong hồ sơ, trước khi xác chị Huyền bị mang đi phi tán, trên bụng xuất hiện 2 vết rạch. Tường nói rằng, bác sỹ Thành (người được nhờ đến) rạch. Bác sỹ Thành lại cho rằng không hề biết việc này.

Tường khai: "Sau khi xác định chị Huyền đã chết, thấy chị có biểu hiện trướng bụng, Thành nói để Thành chích bụng nặn dịch ra ngoài. Tôi đồng ý và để Thành dùng dao mổ chích ở phần đã được chích để đặt ống hút mỡ bụng. Thành rạch 2 đường chạy dài 2 - 3cm. Khi rạch xong, Thành nặn dịch nhưng không có gì nên lại khâu vào. Khi có ý định đưa xác chị Huyền vào bệnh viện, tôi bảo Thành cắt chỉ ở 2 vết rạch trên bụng chi Huyền để coi như vết thương. Thành giúp tôi cắt chỉ cho chị Huyền."

Trong khi đó, bác sỹ Thành khai rằng: "Tôi không biết tại sao anh Tường và 3 ý tá lại khai như vậy? Tôi không rạch 2 vết nêu trên đối với c‌ơ th‌ể chị Huyền. Bản thân tôi chỉ làm cấp cứu cho chị Huyền, ngoài ra không làm gì khác..."

 


Văn bản kiến nghị của luật sư Trưởng và Giang gửi cơ quan tố tụng

Bác sĩ Tường không vi phạm khám chữa bệnh?

Tại bản kiến nghị gửi cơ quan tố tụng, Luật sư Vũ Gia Trưởng và luật sư Phạm Hương Giang đều cho rằng, bác sỹ Tường không phải là chủ thể của tội "vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sẳn xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" như cơ quan điều tra kết luận.

Theo luật sư, chủ thể của tội này phải là người hành nghề khám chữa bệnh. Giữa họ và bệnh nhân phải có quan hệ bên khám bệnh và bên chữa bệnh. Bác sỹ Tường và chị Huyền không có quan hệ này.

Trong vụ này, Tường không không phải là người hành nghề khám chữa bệnh và cũng không phải là bác sỹ được giao trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật. thẩm mỹ viện Cát Tường không phải là cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động và vung cấp dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.

Cũng theo luật sư, Nguyễn Mạnh Tường biết mình không có chuyên môn về phẫu thuật thẩm mỹ, biết việc làm của mình nguy hiểm đến tính mạng người khác nhưng vẫn cố tình thực hiện. Thậm chí, Tường đã cố tình phẫu thuật, thực hiện đến cùng hành vi nguy hiểm, trong khi chị Huyền đang co giật, biến chứng.

Hai luật sư cũng kiến nghị xem xét vai trò đồng phạm của Đào Quang Khánh trong tội Xâm phạm th‌i th‌ể, mồ mả, hài cốt, đồng thời đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục thu thập làm rõ các chứng cứ để xác định nguyên nhân cái chết của chị Huyền; tìm kiếm th‌i th‌ể nạn nhân và áp dụng các biện pháp trong hoạt động điều tra như đối chất, thực nghiệm điều tra… để làm rõ một số tình tiết của vụ án.

Trước đó, ngày 14/4, khi được TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử sở thẩm, vụ án đã phải hoãn khi mới bắt đầu phần thẩm vấn. HĐXX đã phải trả hồ sơ điều tra bổ sung bởi một số tình tiết trong vụ án liên quan đến chuyên môn lĩnh vực y tế mà HĐXX không thể làm rõ được tại phiên tòa.

Mới đây, cơ quan điều tra đã hoàn tất kết luận bổ sung có nội dung trả lời của Sở Y tế Hà Nội. Theo nội dung của Sở Y tế trong kết luận mới, về cơ bản phương pháp quy trình và loại thuốc mà Tường sử dụng không trái với quy định ngành y tế. Một số chỗ Tường thực hiện chưa chuẩn có thể gây ảnh hưởng về sau. Không có phần nào Sở Y tế nói đến việc phương pháp, quy trình của Tường gây nguy hiểm tính mạng. Tuy vậy, trên thực tế, chị Lê Thị Thanh Huyền (khách hàng phẫu thuật) đã chết sau khi Tường phẫu thuật thẩm mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật