Cơ hội xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp vào thị trường mới

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2014 diễn ra vào ngày 5-6 với chủ đề “Từ chương trình tới hành động- Chuẩn bị cho các hiệp định thương mại mới”.
Cơ hội xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp vào thị trường mới
TS. Vũ Tiến Lộc: Cần chuẩn bị chu đáo cho DN trước khi hội nhập với các FTA trong thời gian tới.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng Chủ tịch VBF, Việt Nam cần chuẩn bị tốt để tận dụng những cơ hội cũng như phòng tránh thách thức mà các hiệp định thương mại sẽ mang lại trong tương lai.

Với chủ đề “Từ chương trình tới hành động- Chuẩn bị cho các hiệp định thương mại mới”, ông có thể cho biết rõ hơn những vấn đề mà doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần chuẩn bị trước các hiệp định thương mại tự do (FTA)?

Việt Nam đang trong ngưỡng cửa của việc thực hiện các FTA lớn nhất với những đối tác lớn nhất trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội mở cửa thị trường lớn cho DN Việt Nam nhưng DN Việt Nam cũng phải nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng tốt cơ hội đó.

Trong các phiên thảo luận của Quốc hội cũng đã nói nhiều đến vấn đề tránh phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài để nền kinh tế Việt Nam hướng đến sự an toàn và bền vững trong tương lai. Theo tôi, trong bối cảnh này, việc thực hiện các FTA cũng chính là một cánh cửa giải quyết vấn đề tránh lệ thuộc vào nền kinh tế khác.

Các FTA đặc biệt là các FTA thế hệ mới bao giờ cũng kèm theo điều kiện mở cửa thị trường, do đó thách thức của Việt Nam là cải cách thể chế để mở cửa thị trường thành công, đấy cũng là cơ hội thúc đẩy cải cách trong nước.

Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai các FTA, theo ông chúng ta cần giải quyết những vấn đề gì?

Để chuẩn bị tốt việc triển khai FTA có 2 việc. Thứ nhất là trong quá trình đàm phán làm sao đàm phán đạt được kết quả mở rộng thị trường nhưng cũng vừa với sức vươn lên của các DN Việt Nam, đặc biệt là khu vực nhạ‌y cả‌m của kinh tế Việt Nam như nông nghiệp, nông dân.

Thứ hai là việc chuẩn bị DN cho hội nhập. Thực tế thời gian qua trong quá trình thực hiện WTO và FTA khác cho thấy DN chưa tận dụng hết cơ hội. Chỉ cần lấy ví dụ vào hoạt động xin cấp C/O cho thấy DN đã lãng phí thế nào khi bỏ phí 80% C/O có xuất xứ ASEAN bởi chỉ có 20% C/O có xuất xứ ASEAN được DN sử dụng. Do đó cần một sự chuẩn bị chu đáo cho DN trước khi hội nhập với các FTA trong thời gian tới.

Một điểm mới của VBF kỳ này là có thêm sự tham gia của tiểu nhóm nông nghiệp. Có phải đây cũng là một sự chuẩn bị trong lĩnh vực nông nghiệp trước các ngưỡng cửa FTA, thưa ông?

Việc gia nhập FTA với các đối tác hàng đầu thế giới chắc chắn sẽ tạo cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang các thị trường khó tính nhưng có giá cả cao như các nước Châu Âu và Châu Mỹ, nhưng để xuất khẩu được vào các thị trường này chúng ta phải sắp xếp lại chuỗi giá trị nông sản, lựa chọn lại giống, nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến, xuất khẩu tạo ra chuỗi sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra cũng phải tổ chức lại hệ thống phân phối để tiếp cận được thị trường của những nước trong TPP là thị trường lớn bởi xưa nay chúng ta chưa tiếp cận thị trường của sản phẩm nông nghiệp theo hướng này mà chỉ tiếp cận những thị trường dễ tính với giá thấp. Do đó hiện giờ chúng ta cần đầu tư thỏa đáng để nâng cao chất lượng nông sản hướng tới xuất khẩu sang các thị trường cao cấp.

Một công việc lớn khác cần được thực hiện là việc đa dạng hóa thị trường vật tư nguyên liệu, máy móc phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước và XK. Khi tham gia các FTA, với thuế nhập khẩu giảm là cơ hội chúng ta có thể nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào với chất lượng tốt nhưng giá thấp hơn từ các thị trường rộng lớn trên thế giới, cạnh tranh với vật tư giá rẻ từ Trung Quốc. Do đó chúng ta cần quan tâm nghiên cứu và đưa chính sác quyết liệt hơn đối với ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam

Các FTA quy định rất chặt về xuất xứ nên rất cần tính toán để đầu tư đúng mức vào công nghiệp phụ trợ. Ở đây cần vai trò đề xuất từ các hiệp hội ngành hàng và hỗ trợ của các cơ quan Chính phủ.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật