Thái Lan: Áp lực trên vai Thượng viện

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Là cơ quan lập pháp duy nhất vẫn còn hoạt động ở Thái Lan, Thượng viện nước này đang gấp rút tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng kéo dài, trong khi phải chịu sức ép từ cả hai phe đối địch.
Thái Lan: Áp lực trên vai Thượng viện
Phe đối lập tiếp tục gây áp lực lên Thượng viện Thái Lan

Sau khi Tòa án hiến pháp phế truất Thủ tướng Yingluck Shinawatra và 9 bộ trưởng trong nội các của bà, Chính phủ vẫn ở lại văn phòng và tìm kiếm cơ hội trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử ngày 20-7 tới. Trong khi đó, với việc quân đội từ chối can dự lần này, phe chống Chính phủ do ông Suthep Thaugsuban đứng đầu đã kêu gọi Thượng viện can thiệp và buộc những thành viên còn lại trong chính quyền Yingluck phải rút lui, hối thúc Thượng viện bổ nhiệm Thủ tướng mới và tuyên bố sẽ "theo dõi sát sao" các nỗ lực của cơ quan này.

Trước tình hình trên, Thượng viện Thái Lan đã tuyên bố không đứng về phe nào, đề nghị các bên thảo luận về biện pháp giải quyết xung đột, đồng thời kêu gọi người dân nước này chung tay chấm dứt khủng hoảng. Mặt khác, Thượng viện đã họp bàn để cố gắng lập dự thảo lộ trình chính trị, song đã không thể hoàn tất. Người phát ngôn Surachai Liengboonlertchai khẳng định Thượng viện sẽ nỗ lực nhanh nhất có thể để đảm bảo công bằng cho đất nước cũng như người dân Thái Lan, nhưng cũng thừa nhận cuộc khủng hoảng không thể được giải quyết chỉ trong một ngày, do mâu thuẫn chính trị chồng chất trong hơn 10 năm qua.

Thế bế tắc hiện nay - kết quả của phong trào biểu tình chống chính phủ bắt đầu từ tháng 11-2013 - đã làm tê liệt Chính phủ, đe dọa đẩy Thái Lan rơi vào tình trạng suy thoái và làm gia tăng nguy cơ bùng phát nội chiến. Bà Yingluck đã giải tán Hạ viện hồi tháng 12-2013 để kêu gọi tổ chức bầu cử, nhưng phe bảo hoàng đối lập đã tẩy chay cuộc bầu cử và cản trở quá trình bỏ phiếu. Sau đó, kết quả cuộc bỏ phiếu đã bị tuyên bố hủy bỏ. Những người biểu tình muốn bà Yingluck phải được thay thế bằng một Thủ tướng lâm thời "trung lập" nhằm đưa ra một dự thảo cải cách với mục đích loại bỏ gia đình Thaksin khỏi chính trường Thái Lan.

Theo kế hoạch, Chính phủ Thái Lan sẽ thảo luận với Ủy ban Bầu cử để quyết định thời điểm tổ chức bầu cử tốt nhất. Tuy nhiên trước mắt, hoạt động của hai phe đối lập vẫn tiếp tục diễn ra, cụ thể là các cuộc biểu tình ngồi sẽ được tổ chức trong tuần này, gây lo ngại B.L leo thang. Trong khi đó, từng thường xuyên can thiệp vào chính trường song quân đội nước này hiện tại vẫn đứng ngoài lề, bất chấp lời kêu gọi của các lực lượng thân phe bảo hoàng yêu cầu quân đội lật đổ Chính phủ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật