Trung - Nhật sẽ đối đầu tại Đối thoại Shangri-La

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một hội nghị an ninh quan trọng của khu vực dự kiến trở thành một cuộc đối đầu giữa 2 cường quốc châu Á, khi Nhật Bản cử Thủ tướng Shinzo Abe, trong khi Trung Quốc phái một nhà ngoại giao cứng rắn để chống lại thông điệp quyết đoán hơn của Tokyo.
Trung - Nhật sẽ đối đầu tại Đối thoại Shangri-La
Thủ tướng Nhật Abe (trái) và cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người nhậm chức vào năm 2012 với cam kết đẩy mạnh vai trò của quân đội Nhật, sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La thường niên ở Singapore vào cuối tháng này.

Trong khi đó, Bắc Kinh sẽ cử bà Phó Oánh, một cựu Thứ trưởng ngoại giao với lập trường cứng rắn và có tài ăn nói, hiện là chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại của quốc hội Trung Quốc, tới hội nghị. Bà Phó Oánh được dự đoán sẽ là nêu ra rằng chính Nhật Bản, chứ không phải là một Trung Quốc đang mạnh lên, đang đe dọa an ninh khu vực.

Căng thẳng Trung-Nhật vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông đã bùng phát 2 năm trước, ngay sau khi ông Abe lên nắm quyền.

quan hệ song phương càng xấu đi khi ông Abe hồi tháng 12 năm ngoái tới thăm đền chiến tranh Yasukuni ở Tokyo, nơi được xem là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật.

“Chúng tôi biết Trung Quốc muốn tiếp tục tham gia diễn đàn và sẽ cử một phái đoàn hùng hậu, và sự xuất hiện của bà Phó Oánh phản ánh điều đó”, Tim Huxley, giám đốc điều hành khu vực châu Á của viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La, cho biết.

“Chúng tôi dự đoán bài phát biểu của Thủ tướng Abe sẽ gây sự chú ý, không chỉ tại Trung Quốc, và đoán rằng Trung Quốc muốn ở một vị trí có thể đáp trả nhanh chóng và thích hợp”, ông Huxley nói.

Bộ ngoại giao Trung Quốc chưa xác nhận sự tham gia của bà Phó Oánh. Bắc Kinh cũng không cho biết ai sẽ dẫn đầu phái đoàn của quân đội Trung Quốc.

Một nguồn tin giấu tên thân cận với Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết bà Phó Oánh là một sự lựa chọn thích hợp để đối đầu với ông Abe. “Bà ấy có kinh nghiệm trong việc thể hiện lập trường của Trung Quốc trước các khán giả quốc tế”, nguồn tin nói.

Là một diễn giả thông thạo tiếng Anh - vốn vẫn là một chuyện hiếm thấy trong giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, bà Phó Oánh không còn xa lạ với việc chĩa vào Nhật Bản.

Hồi đầu năm nay, bà Phó Oánh đã tham dự Hội nghị an ninh Munich, nơi bà chỉ trích Nhật Bản về điều mà bà gọi là “sự chối bỏ” các tội ác trong Thế chiến II.

Các nhà tổ chức hội nghị thường mời một thủ tướng hoặc tổng thống trong khu vực để có bài phát biểu quan trọng. Năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam Tấn Dũng cũng đã có bài phát biểu đáng chú ý tại Đối thoại Shangri-La.

Ông Abe, người sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La cùng Bộ trưởng quốc phòng và cố vấn an ninh quốc gia, nhiều khả năng sẽ mang tới thông điệp mà ông vẫn nói kể từ khi nhậm chức: Nhật sẽ đi theo con đường hòa bình, Tokyo muốn đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế và tất cả các quốc gia nên tôn trong luật pháp.

Trong bài phát biểu tại trụ sở NATO hồi tháng trước, Thủ tướng Abe đã chỉ ra những căng thẳng an ninh đang gia tăng trong khu vực, chỉ trích chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc và các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở Hoa Đông và Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Nhật và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Trong khi Nhật Bản lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc, thì Bắc Kinh lại lo lắng các nỗ lực của ông Abe nhằm nới lỏng các giới hạn trong hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh của Nhật đối với quân đội.

quan hệ giữa hai nước cũng bị tổn hại bởi tâm lý oán giận của Trung Quốc đối với sự chiếm đóng của Nhật thời chiến, và ý nghĩ rằng Tokyo không bao giờ hối hận về các hành động của mình.

Không giống hầu hết các quốc gia khác, Trung Quốc thường không cử một quan chức cấp cao tới Đối thoại Shangri-La. Bắc Kinh chỉ cử bộ trưởng quốc phòng một lần duy nhất - vào năm 2011.

Năm ngoái, quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc tại diễn đàn là Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, người đã tận dụng hội nghị để xoa dịu những lo ngại về các ý định của Bắc Kinh.

Những tháng gần đây, một loạt các động thái của Trung Quốc đã khiến các quốc gia láng giềng lo ngại, trong đó có tuyên bố vùng nhận dạng phòng không mới ở Hoa Đông, và lập trường hung hăng hơn tại Biển Đông.

Các căng thẳng đã gia tăng tại Biển Đông kể từ đầu tháng này sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan trong Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đã khoảng 80 tàu cùng nhiều máy bay hộ tống việc lắp đặt giàn khoan này.

Các tàu và máy bay của Trung Quốc còn hung hăng tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam khi bị ngăn cản hành động hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật