‘Việt Nam là đối thủ Trung Quốc khó nhằn trên Biển Đông’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong trận so găng ý chí với Việt nam, Trung Quốc đã tung ra công cụ mới để thực hiện tham vọng lãnh thổ mà họ gọi là “lãnh thổ quốc gia di động“ của mình
‘Việt Nam là đối thủ Trung Quốc khó nhằn trên Biển Đông’
Tàu Hải cảnh Trung Quốc liều lĩnh bắn vòi rồng công suất lớn và đâm thẳng vào tàu Việt Nam nhiều lần, một động thái vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế trong vùng đặc quyền kinh tế và th

The New York Times ngày 9/5 phân tích, chỉ mới 6 tháng trước trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Bắc Kinh đã tìm cách "khai thác chung các vùng biển tranh chấp" với Việt Nam trên Biển Đông. Tuy nhiên sự cố Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam có thể khiến dự định của Bắc Kinh bốc hơi.


Trung Quốc đã liên tục tỏ ra cứng rắn, hung hăng trong những năm gần đây về việc khẳng định yêu sách chủ quyền (vô lý, bất hợp pháp) của họ trên Biển Đông, nhưng với việc hạ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng ra tay trước, sau đó mới đến các giải pháp ngoại giao cho "vùng biển tranh chấp".

Tuy nhiên cần nhấn mạnh ở đây, với vai trò trung lập của truyền thông quốc tế xem khu vực Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan HD 981 là "vùng biển tranh chấp", nhưng trên thực tế đó là vùng biển nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Bằng động thái này Trung Quốc đang cố tình biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển tranh chấp, để sau này có đàm phán thì ít nhiều họ cũng sẽ "có phần". Đó thực sự là một thủ đoạn nguy hiểm, cần hết sức cảnh giác - PV.

The New York Times bình luận, thủ đoạn này của Trung Quốc là tạo ra tranh chấp mà các đối thủ trong khu vực, mà cuối cùng là Mỹ hoặc phải chấp nhận hoặc phải chiến đấu với Bắc Kinh.

Trung Quốc đã báo hiệu họ sẽ thực hiện một loạt các động thái đơn phương leo thang năm ngoái khi tuyên bố áp đặt cái gọi là "vùng nhận diện phòng không" ở Hoa Đông.

Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được giới chức Bắc Kinh xem như "lãnh thổ quốc gia di động" đang nhăm nhe cắm chân xuống vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam nhưng vấp phải sự ngăn cản quyết liệt của các lực lượng chức năng Việt Nam. Trong trận so găng ý chí với Việt nam, Trung Quốc đã tung ra công cụ mới để thực hiện tham vọng lãnh thổ mà họ gọi là "lãnh thổ quốc gia di động" của mình, HD 981.

Việc triển khai giàn khoan HD 981 là một thủ đoạn của Trung Quốc hòng thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông dù thăm dò dầu khí đòi hỏi phải đầu tư đáng kể và thường xuyên bảo vệ. Trong trường hợp HD 981, Trung Quốc đã dùng cả tàu hải quân.

Hai năm trước Trung Quốc đã giở thủ đoạn ở cuộc khủng hoảng Scarborough với Philippines chiếm đoạt quyền kiểm soát khu vực này mà không mất viên đạn nào, bằng cách từ chối thực hiện 1 thỏa thuận mà Mỹ làm trung gian, để khi tàu Philippines rút khỏi đây theo thỏa thuận để giảm căng thẳng, tàu Trung Quốc đã quay trở lại và nằm lỳ ở đó đến nay.

Tuy nhiên Việt Nam đã chứng tỏ là một "đối thủ khó nhằn" hơn nhiều của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam đã điều tàu công vụ (Kiểm ngư, Cảnh sát biển) của mình ra ngăn cản "hạm đội" tàu bảo vệ giàn khoan Trung Quốc.

Cả thế giới và khu vực đều thấy rõ những hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời cũng thấy được sự kiên cường của các lực lượng chức năng Việt Nam bảo vệ bằng được vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Thậm chí Bắc Kinh còn cáo buộc (bịa đặt), chỉ trong 5 ngày tàu Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc 171 lần (?!). Nhưng sự bịa đặt ấy của Bắc Kinh cũng cho thấy một thực tế, Việt Nam kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, dù đối thủ có là ai - PV.

Hành động của Trung Quốc gần như chắc chắn nằm trong một kế hoạch dài hạn bởi việc triển khai 1 giàn khoan nước sâu như HD 981 phải cần ít nhất vài tháng để chuẩn bị.
Trong khi nhiều thập kỷ qua các nhà địa chất và các công ty năng lượng lớn vẫn đang tranh luận liệu dưới đáy Biển Đông có trữ lượng dầu khí lớn và có giá trị thương mại hay không. Nhiều người tỏ ra hoài nghi, đặc biệt là vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà cơ quan thông tin năng lượng Mỹ năm 2013 đánh giá nơi đây không có nhiều dầu mỏ, khí đốt.

"CNOOC (tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc) vừa là một doanh nghiệp, vừa là một diễn viên chính trị. Hoạt động của nó không bao giờ chỉ hoàn toàn về năng lượng, mà còn về yêu sách chủ quyền", học giả Morrow từ đại học Harvard nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5451
  1. Philiippines sẵn sàng đương đầu sự thù địch của Trung Quốc ở Biển Đông
  2. Trung Quốc thừa nhận tấn công tàu Việt Nam
  3. Mang theo ‘4 vết thương’, tàu Cảnh sát biển 2016 trở về an toàn
  4. Tàu Trung Quốc điên cuồng tấn công tàu Việt Nam
  5. Philippines vẫn phạt tù 9 ngư dân Trung Quốc
  6. Đô đốc Mỹ: Trung Quốc phải ngừng thái độ khiêu khích ‘thắng làm vua’
  7. Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam
  8. Phó Thủ tướng điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông
  9. Chuẩn đô đốc Hải quân: Trung Quốc đang thử ý chí Việt Nam
  10. La Viện ngang ngược: ‘TQ sẽ đưa cả trăm giàn khoan ra biển Đông’
  11. Hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc mất nhiều hơn được
  12. Trung Quốc thừa hiểu, cuộc chiến tranh phi lý sẽ gây hậu quả thế nào?
  13. ‘Trung Quốc đang giả câm, giả điếc, các chính sách càng không thật’
  14. Điểm yếu chết người của quân đội Trung Quốc
  15. Tướng Nguyễn Việt Thành: 4 việc cần làm để TQ rút giàn khoan
  16. Ngày mai (20/5), Quốc hội họp về tình hình Biển Đông
  17. Tướng Lê Mã Lương: “TQ không để xảy ra chiến tranh với VN”
  18. TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
  19. Cả trăm người đi đón 2 ngư dân bị đánh trọng thương ở Hoàng Sa
  20. Thêm 2 tàu của Việt Nam bị tấn công trực diện
  21. Cảnh sát biển Việt Nam “vạch mặt” chiêu trò của tàu Trung Quốc!
  22. 2 tàu chiến Trung Quốc gây hấn, 1 tàu kiểm ngư Việt Nam bị đâm thủng mạn
Video và Bài nổi bật