“Khẩu chiến” giữa Nga và Ukraine

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là một bức thư điện tử nhận được vào đầu tháng 4-2014, ký tên Julia. Một phụ nữ ở Kharkiv, thành phố phía đông Ukraine bị quân ly khai quấ‌ּy rố‌ּi từ mấy tuần qua, tự giới thiệu mình là một cô giáo, mẹ trong một gia đình bình thường: Các bạn phải biết chuyện đang xảy ra ở đây và tố cáo nó.
“Khẩu chiến” giữa Nga và Ukraine
Ảnh minh họa

Tiếp theo là kể lể dài dòng về những vụ trấn lột, hăm dọa, đàn áp những người thân Nga và các nhà báo. Một người mất tích từ mấy ngày trước, một người khác bị đánh đến chết, thống đốc Donbass bị hôn mê bất tỉnh... Cô ta tố cáo bọn phá‌t xí‌t và côn đồ Maidan. Và còn nói đến một vụ giết người. Những mô tả này còn được dẫn chứng bằng những địa chỉ video cho thấy lính Nga, mắt đỏ ngầu quả quyết đã bị hành hạ hay các chiến binh du kích Ukraine mang mặt nạ hã‌ּm hiế‌ּp các phụ nữ Nga yếu đuối...

Nhiều chứng cớ được khuếch đại lên quá đáng, thậm chí làm giả mạo. Chúng được phổ biến trên các trang mạng xã hội, tin nhắn, nơi được tạo lập và sau đó xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống. Kỹ thuật này được người Israel sử dụng phổ biến trong trận chiến Intifada lần thứ 2, để thu hút các nhà báo, là một trong nhiều loại vũ khí đầ‌u độ‌c dư luận xuất hiện từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraine. Sau những sự kiện đầu tiên xảy ra tại Maidan, thành phố Kiev, người Nga được tha hồ nghe đủ mọi tin tức “giật gân”. Tại Simferopol, thủ đô Crimea một tấm bảng quảng cáo khổng lồ kêu gọi cử tri chọn lựa giữa hai tấm bản đồ: chữ thập ngược (theo Ukraine) và con bồ câu hòa bình (theo Nga). Nhưng đầu não thực sự của cuộc chiến tranh tâm lý này là các đài truyền hình. 
Rất nhanh, Moscow cấm dân chúng xem đài Ukraine. Kiev đáp trả tương tự. Người Nga nói rằng Maidan là một âm mưu của phương Tây, và châu Âu là bọn đồng lõa với phá‌t xí‌t, cố tình dìm thành phố trong máu lửa. Những hình ảnh bạo động khủng khiếp tương phản với cảnh thanh bình tại Crimea, nơi người dân nhảy múa theo các bản nhạc yêu nước Nga sau cuộc trưng cầu dân ý.

Trong khi đó, các kênh truyền hình Ukraine vang dậy tiếng gót giày của quân Nga và những cuộc điều động binh sĩ. Bên này cũng như bên kia, cỗ máy tuyên truyền được khuếch đại bằng các đài truyền hình và phát thanh cùng những phương tiện thông tin khác, hoạt động hết công suất. Giống như thời chiến tranh lạnh, các nhà báo trở thành những “chiến tướng”. Franois Bernard Huyghe, thuộc viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tóm lượt: bộ máy tuyên truyền Nga dựa vào hai yếu tố: chống phá‌t xí‌t, gợi nhớ lại cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và chống đế quốc Mỹ, phương Tây. Phía bên này, Ukraine trích dẫn báo chí Âu Mỹ mô tả Putin là ác quỷ: Hãy tưởng tượng tờ New York Times hay Stampa nói về “khủ‌ng b‌ố” như thế nào nếu quân du kích đảo Corse chiếm một quận như họ đã làm khi nói về người thân Nga? Với người Nga, họ chẳng cần phải mất công chọn lựa từ ngữ. 

Bên này cũng như bên kia đều “có ít sít ra nhiều”. Trước tiên truyền hình Nga nói 67.500 người Ukraine chạy trốn hỗn loạn sau cách mạng. Họ rời bỏ Kiev chạy sang Nga. Chưa cảm thấy “ép phê” sau đó mấy hôm, lại nói: 140.000 người tháo chạy trong vòng hai tuần lễ, và dẫn chứng bằng một hình ảnh kẹt xe tại một trạm kiểm soát. Nhưng nhìn thật kỹ bức ảnh, người ta thấy rõ tấm bảng quảng cáo chứng minh đó là một trạm biên giới luôn bị kẹt xe nằm giữa... Ba Lan và Ukraine. Kiev cũng không vừa. Theo chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine: 100.000 quân Nga tập trung gần biên giới. Họ sẵn sàng tấn công từ mấy tuần qua. Thông tin khủng khiếp này được lan truyền khắp thế giới, khiến nhân loại tưởng như thế chiến thứ ba sắp xảy ra. Cuối cùng LHQ xác nhận, đó chỉ là bức ảnh vệ tinh chụp được vào mùa hè... năm ngoái.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật