Sức khỏe kinh tế Trung Quốc nhìn từ thước đo sản xuất

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sản xuất trì trệ trong 4 tháng, chứng tỏ nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm đối phó với tăng trưởng kinh tế đang chững lại chưa có nhiều tác động.
Sức khỏe kinh tế Trung Quốc nhìn từ thước đo sản xuất
Ảnh minh họa

Chỉ số Quản lý sức mua (PMI) sơ bộ do HSBC Holdings Plc and Markit Economics khảo sát là 48,3 trong tháng 4, tăng nhẹ so với mức 48 điểm của tháng 3, nhưng vẫn nằm dưới đường ranh giới mở rộng – co hẹp tương ứng với điểm số 50. Báo cáo này dựa trên trả lời khảo sát của hơn 420 công ty.

Tuy nhiên, Bloomberg cũng lưu ý rằng PMI giảm không có nghĩa là toàn bộ ngành sản xuất trong vòng 1 năm đi xuống.

Đồng nhân dân tệ chạm mức thấp nhất kể từ năm 2012 sau báo cáo. Tuần trước, số liệu GDP của Trung Quốc cũng cho thấy tăng trưởng của nước này đạt tốc độ thấp nhất trong 6 tháng.

Suy yếu kéo dài trong sản xuất sẽ gây sức ép buộc chính phủ Trung Quốc phải tăng cường các nỗ lực chính sách chứ không chỉ dừng ở việc hạ yêu cầu dự trữ với các ngân hàng địa phương, giảm thuế và chi tiêu cho lĩnh vực đường sắt.

Chuyên gia kinh tế của HSBC tại Hồng Kông cho biết, nhu cầu nội địa đang cải thiện và áp lực giảm phát cũng đang dịu dần. Tuy nhiên, rủi ro với tăng trưởng vẫn còn rõ khi các đơn hàng xuất khẩu mới và tuyển dụng đều giảm.

Trung Quốc đang cố gắng cân bằng việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế với kiềm chế thị trường tín dụng đen và giảm ô nhiễm môi trường. Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng và lập trường tài khóa chủ động, đồng thời đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2014 khoảng 7,5% thông qua cải cách và thay đổi cấu trúc nền kinh tế.

Ngày 1/5 tới, Cục Thống kê quốc gia cùng Hội liên hiệp thu mua và hậu cần Trung Quốc sẽ công bố báo cáo quản lý sức mua riêng khảo sát khoảng 3000 công ty.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật