Mỹ thiết lập quan hệ “tái cân bằng” với đồng minh châu Á

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính quyền Obama cuối cùng vẫn muốn tiếp thêm sinh lực cho mối quan hệ với châu Á tại thời điểm Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của họ.
Mỹ thiết lập quan hệ “tái cân bằng” với đồng minh châu Á
Tổng thống Mỹ chủ trì một cuộc gặp ba bên với Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản ở Hague

Hôm nay, 22-4-2014, Tổng thống Barack Obama khởi hành chuyến công du kéo dài một tuần tới bốn quốc gia châu Á, nơi ông sẽ không tập trung nhiều vào bất kỳ thông báo chính sách nào, trừ việc tái khẳng định với các đồng minh rằng Mỹ vẫn cam kết tăng cường các mối quan hệ an ninh và kinh tế với khu vực.

Chuyến đi - đổi lịch từ tháng 10 năm ngoái, khi ông Obama phải hủy các kế hoạch vì sự cố đóng cửa chính phủ - bao gồm Malaysia, Philippines (hai nước trong hành trình gốc của ông) và Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tại châu Á, Tổng thống Mỹ sẽ cố đẩy mạnh tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại với Nhật, làm việc để giảm những căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, nuôi dưỡng một liên minh gần gũi hơn với chính phủ đa số Hồi giáo ở Malaysia và tăng cường hỗ trợ Philippines.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ sáu, các quan chức cao cấp trong chính quyền Obama đã thông báo chi tiết lịch trình của chuyến đi, bao gồm cả nhiều cuộc hội đàm song phương và những nơi ông sẽ đến. Cố vấn an ninh quốc gia Susan E. Rice nhấn mạnh rằng bà và các quan chức hàng đầu khác “ngày càng thấy những ưu tiên hàng đầu của chúng ta gắn liền với châu Á...”.

Báo Washington Post dẫn lời bà Susan nói: “Và vào một thời điểm có những căng thẳng trong khu vực, đặc biệt đối với vấn đề Triều Tiên và những tranh chấp lãnh thổ, chuyến đi này đưa ra một cơ hội để Mỹ khẳng định những cam kết của chúng ta đối với một trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực”.

Các nhà phân tích cho rằng Mỹ đang phải cố chứng minh rằng mình giữ lời hứa đối với những người đã theo dõi tuyên bố “giới hạn đỏ” ở Syria của ông Obama về việc sử dụng vũ khí hóa học, nhưng sau đó quyết định không can thiệp khi những vũ khí như vậy được sử dụng mùa hè năm ngoái.

Bốn quốc gia chủ nhà cần Mỹ thể hiện như một đối trọng với những mưu đồ của Trung Quốc trong việc khẳng định quyền kiểm soát cả trên biển và trên không. Khu vực nhận dạng phòng không mà Trung Quốc thiết lập hồi tháng 11 là một ví dụ. Vùng nhận dạng phòng không này chồng lấn với không phận Nhật Bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan. Trong khi đó, Malaysia và Philippines đang xung đột với Trung Quốc về biên giới hàng hải trên biển Đông.

Nhưng ngay cả khi ông Obama trưng cho các đồng minh sự ủng hộ của Mỹ, ông cũng sẽ phải cẩn thận không làm cho Trung Quốc xa lánh.

Nói như Michael Green, Phó chủ tịch châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, ông Obama cần phải dùng “chuyến đi được thiết kế lại” này nhằm khẳng định một tầm nhìn bao quát về vai trò của Mỹ trong khu vực.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật