Mỗi năm 40.000 người t‌ử von‌g vì các bệnh liên quan đến khói thu‌ốc l‌á

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 1/5/2013, Luật Phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á chính thức có hiệu lực. Theo đó, việc hút thuốc tại các cơ sở y tế, trường học, nhà trẻ, khu vui chơi của trẻ em và tại tất cả khu vực bên trong của các nơi công cộng bao gồm: nơi làm việc, bến tầu, bến xe, nhà ga, bến cảng, nhà hàng và trên các phương tiện giao thông công cộng, sẽ bị cấm.
Mỗi năm 40.000 người t‌ử von‌g vì các bệnh liên quan đến khói thu‌ốc l‌á
Tác phẩm dự thi “Cuộc sống không khói thuốc “của Anh Ngọc

Nếu được thực thi một cách nghiêm túc, Luật là biện pháp dự phòng mạnh chống lại tác hại của thu‌ốc l‌á đối với vấn đề sức khỏe tại Việt Nam.

Người Việt trẻ phì phèo thu‌ốc l‌á

Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thu‌ốc l‌á ở người trưởng thành tại Việt Nam (GATS) năm 2010, 47,4% nam và 1,4% nữ (từ 15 tuổi trở lên) ở Việt Nam hiện hút thu‌ốc l‌á. Điều này có nghĩa là hơn 15 triệu người trưởng thành hút thu‌ốc l‌á. 73,1% người trưởng thành bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động tại nhà, 55,9% người lao động bị phơi nhiễm thụ động với thu‌ốc l‌á tại nơi làm việc.

Việt Nam  là một trong 15 nước có tỷ lệ người hút thu‌ốc l‌á cao nhất thế giới theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mỗi năm có khoảng 40.000 người t‌ử von‌g vì các bệnh liên quan đến khói thu‌ốc l‌á, ước tính năm 2030, con số này có thể tăng tới 70.000 người/năm. Trên thực tế, thu‌ốc l‌á không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân người hút mà còn tác động tới sức khỏe của người già, phụ nữ và trẻ em – đối tượng hút thuốc thụ động, hít phải khói thuốc do người khác hút. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 600.000 ca t‌ử von‌g do hút thu‌ốc l‌á thụ động, trong đó 64% là phụ nữ.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ xếp khói thu‌ốc l‌á vào danh sách các chất gây ung thư và chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Người hút thuốc chỉ hít vào c‌ơ th‌ể 20% còn 80% thải ra không khí. Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí sau 2 giờ đồng hồ kể cả khi không nhìn thấy và ngửi thấy. Do đó, người sống cùng hoặc làm việc cùng những người hút thuốc thường xuyên có thể nhận lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc mỗi ngày.

Hiện tượng trẻ v‌ị thà‌nh niê‌n ở tuổi 15-16 đã hút thuốc mà không nhận thức được đầy đủ về tác hại của thu‌ốc l‌á khá phổ biến. Trong khi đó, càng hút thuốc sớm, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Việc tuyên truyền về tác hại thu‌ốc l‌á và phổ biến Luật Phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á đồng thời xây dựng ý thức về ảnh hưởng tiêu cực của thu‌ốc l‌á tới sức khỏe bản thân cũng như người xung quanh cho người trẻ tuổi đặc biệt cần thiết.

Tác phẩm dự thi "Cuộc sống không khói thuốc" của sinh viên Nguyễn Anh Minh

Nhận thức rõ điều này, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Đoàn Thanh niên cộn‌g sả‌n Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi “Cuộc sống không khói thu‌ốc l‌á” trên trang facebook.com/Vn0khoithuoc nhằm thu hút sự quan tâm và ủng hộ của thanh thiếu niên đối với thực thi Luật Phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á.

Ông Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám  chữa bệnh, Chánh Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á - Bộ Y tế cho biết: “Cuộc thi sáng tác video clip, ảnh, áp phích cổ động với chủ đề “Cuộc sống không khói thu‌ốc l‌á” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh  phối hợp với Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Quỹ Lá phổi thế giới là một “sân chơi” dành cho các bạn thanh niên thể hiện sự sáng tạo của mình đồng thời cũng là cơ hội để các bạn nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò, khả năng của mình trong việc góp phần xây dựng môi trường sống không khói thu‌ốc l‌á, để bảo vệ sức khỏe  cho bản thân, gia đình và cộng đồng”.

Trên thực tế, Luật Phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á là biện pháp dự phòng mạnh nếu không được quan tâm thực hiện hiệu quả, hậu quả đối với thế hệ sau sẽ rất lớn, nhất là trong lĩnh vực sức khỏe. Nguyễn Trọng Đức, sinh viên năm 2 khoa Y học dự phòng Trường ĐH Y Hà Nội nhận xét: “Cuộc thi “Cuộc sống không khói thu‌ốc l‌á” đã thực sự có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng sinh viên. Thông qua cuộc thi này, sinh viên hiểu sâu sắc được Luật phòng chống tác hại thu‌ốc l‌á cũng như trách nhiệm cần phải tuyên truyền Luật thật rộng rãi tới mọi người, tác hại của việc hút thu‌ốc l‌á trực tiếp và thụ động tới sức khỏe như thế nào để từ đó thay đổi được nhận thức và những hành động thiếu tôn trọng, coi thường sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh”.

Đừng coi thường hút thuốc thụ động

Tại Việt Nam, tỷ lệ người nghèo hút thuốc cao hơn người giàu. Vì kinh tế hạn hẹp nên họ mua thu‌ốc l‌á rẻ tiền, độc hại hơn và đồng nghĩa với nguy cơ bệnh tật cao hơn. Khi có dấu hiệu bệnh tật, những người nghèo thường trì hoãn khám chữa, hậu quả là chỉ chữa khi đã quá muộn, chi phí đổ vào điều trị lớn nhưng không mang lại hiệu quả. Trên thực tế, người hút thu‌ốc l‌á không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân người hút mà còn tác động tới người già, phụ nữ và trẻ em – đối tượng hút thuốc thụ động, hít phải khói thuốc do người khác hút.

Hút thu‌ốc l‌á có hại cho sức khỏe
Với hàng ngàn hóa chất trong đó có tới 250 chất gây ung thư trong khói, hút thuốc thụ động có thể gây bệnh nguy hiểm. Đặc biệt đối với trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng từ thói quen hút thu‌ốc l‌á của người lớn. Hút thu‌ốc l‌á thụ động không chỉ ảnh hưởng đến phổi của trẻ mà còn ảnh hưởng đến não, tim và đường ruột…

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, khởi phát cơn hen, viêm phế quản, viêm phổi… làm trẻ thường xuyên ho, sổ mũi. Những trẻ em sống trong môi trường khói thuốc hay bị viêm họng, viêm tắc mũi, khàn tiếng và dễ mắc cúm hơn những đứa trẻ sống trong môi trường không có khói thu‌ốc l‌á.

Trẻ tiếp xúc với khói thuốc cũng có tỷ lệ nạo VA và cắt Amidal nhiều hơn. Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm có khoảng 150.000 - 300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến khói thu‌ốc l‌á. Trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thu‌ốc l‌á thường bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi  trẻ con của những người không hút thu‌ốc l‌á. Ngoài ra, sống trong môi trường có khói thu‌ốc l‌á, trẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, giảm khả năng tiếp thu bài học.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật