Không tự ý dùng thuốc Đông y để chữa sởi

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai cho biết, tình trạng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các bệnh viện đang khá phức tạp khiến cha mẹ bệnh nhi hoang mang .
Không tự ý dùng thuốc Đông y để chữa sởi
bệnh nhi điều trị sởi tại bệnh viện Nhi T.Ư.

Theo TS Dũng, bệnh sởi lây qua đường hô hấp, có trong dịch nước bọt, nước mắt, nước mũi. Từ đó, virus có thể lây lan qua tay, dính vào quần áo và “di chuyển” đến nhiều nơi. Đáng chú ý, do thời gian ủ bệnh kéo dài, trung bình tới 10 ngày nên sởi có thể lây bệnh ngay từ khi bệnh còn chưa khởi phát, nghĩa là trong khoảng thời gian ủ bệnh, virus sởi từ người mang mầm bệnh đã có thể lây cho người khác. Do đó, trẻ nằm viện lây nhiễm virus sởi khá dễ dàng, vì thế cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân sởi.

bệnh sởi bắt đầu với các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39-40 độ C, mệt mỏi kèm chảy nước mũi, ho, sau 3 ngày thì nổi phát ban. Sốt phát ban cũng có triệu chứng sốt, ho, nổi ban đỏ. Tuy nhiên, “đặc trưng” của bệnh sởi là kèm theo chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ, kèm nhèm) còn sốt phát ban thì không. Sốt phát ban nổi ban đỏ sau 1-2 ngày sốt, còn ban sởi phải từ 3-4 ngày sốt. Ban sởi cũng nổi lợn gợn, còn sốt phát ban các ban mịn, sờ không gợn tay.

Đối với những trường hợp mắc sởi nhẹ không cần phải nhập viện mà được hướng dẫn điều trị tại nhà. Người bệnh cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ làm việc, khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt, ăn thức ăn mềm, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc Đông y, nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều... thì phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm. Cách phòng tránh tốt nhất vẫn là tiêm vaccine sởi đủ 2 mũi.

TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cũng cho biết, nguy hiểm nhất đối với các trường hợp nhiễm chéo bệnh sởi tại bệnh viện nhi chính là mắc thêm các vi khuẩn kháng kháng sinh, khiến cho vũ khí kháng sinh không còn hiệu quả, các phác đồ điều trị đều bất lực.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5377
  1. Cảnh giác chiêu kinh doanh phòng chống sởi lừa đảo trên mạng
  2. Thêm 2 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi
  3. Thuốc mới phòng bệnh sởi cho người chưa được tiêm phòng
  4. Nhiều người lớn tại Hải Phòng cũng mắc sởi
  5. Thêm 2 trẻ tử vong vì sởi ngày hôm qua
  6. GĐ BV Nhi: ‘Tôi khóc vì bất lực khi để các em phải ra đi’
  7. Bộ trưởng Y tế thị sát dịch sởi ở 3 bệnh viện Trung ương
  8. Thêm 3 trẻ tử vong liên quan đến sởi
  9. Nhiều thai phụ nhiễm sởi lây sang con
  10. Thừa nhận dịch sởi bất thường, Bộ Y tế bắt tay nghiên cứu
  11. Những điều cần biết về bệnh sởi để phòng bệnh tốt nhất
  12. Bắc Nigeria: Từng có hơn 500 trẻ em chết vì dịch sởi
  13. Bài học từ lây nhiễm chéo bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi TW
  14. Nhiều người lớn mắc sởi, bố mẹ lây cho con
  15. Không có sự thay đổi về độc lực của virus sởi
  16. Lượng bệnh nhân mắc sởi nhập viện chững lại
  17. Phó Giám đốc Y tế Hà Nội: Công bố dịch sởi chỉ là... thủ tục hành chính
  18. Dịch sởi hoành hành có trách nhiệm của Bộ trưởng Y tế
  19. Phụ huynh ồ ạt cho trẻ nghỉ học tránh dịch sởi
  20. Bệnh nhân mắc và tử vong vì sởi tiếp tục tăng: Lo bệnh chồng bệnh
  21. Nghệ An: Dịch sởi bùng phát mạnh, 3 trẻ nhỏ tử vong
  22. Cần đánh giá đúng bệnh sởi
Video và Bài nổi bật