Một bệnh nhi t‌ử von‌g vì hội chứng viêm da dày sừng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau 4 ngày cấp cứu, bé gái ở Quảng Ngãi đã t‌ử von‌g do suy hô hấp, suy đa phủ tạng... vì mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Hội chứng này được cho là chưa từng được ghi nhận trên thế giới.
Một bệnh nhi t‌ử von‌g vì hội chứng viêm da dày sừng
Các chuyên gia y tế khám sàng lọc bệnh nhi mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ở xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ.Ảnh: Trí Tín.

Sáng 18/4, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, bệnh nhi Phạm Thị Huy (14 tuổi, xã Ba Nam, huyện miền núi Ba Tơ) đã t‌ử von‌g vì hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Hiện th‌i th‌ể cháu Huy được đưa từ bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM, về quê an táng. Theo hồ sơ bệnh án, cháu Huy t‌ử von‌g do suy hô hấp, suy đa phủ tạng, đặc biệt là gan trên nền c‌ơ th‌ể yếu vì mắc hội chứng này.

Cũng trong sáng nay, Trung tâm Da liễu tỉnh Quảng Ngãi và Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ đã tổ chức khám sàng lọc cho người dân; đồng thời tổ chức phun hó‌a chấ‌t tiêu độc khử trùng trong phạm vi rộng trên toàn xã Ba Nam.

Sau gần một năm tạm lắng, hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân tại huyện Ba Tơ đã tái phát với 2 trường hợp mắc, trong đó một bệnh nhi đã t‌ử von‌g. Thời gian xuất hiện bệnh năm nay trùng khớp với chu kỳ những năm trước (từ tháng 2 đến tháng 5), khiến chính quyền và người dân băn khoăn liệu có phải do nấm trong gạo mốc hay còn nguyên nhân nào khác.

Những năm qua, tại huyện miền núi Ba Tơ lây lan hội chứng viêm da, dày sừng bàn tay bàn chân. Đến nay, địa phương này có 250 người mắc bệnh, 25 người t‌ử von‌g, trong đó chủ yếu xảy ra ở xã Ba Điền.

Đầu tháng 3/2013, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thông báo căn cứ kết quả nghiên cứu dịch tễ học can thiệp từ tháng 5/2012 đến nay, Bộ Y tế nhận định hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ở Quảng Ngãi là do độc tố vi nấm, chủ yếu là Aflatoxin, do ăn gạo cũ mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, cần tiếp tục thu thập thêm bằng chứng, theo dõi, nghiên cứu thêm mới đi đến kết luận chính xác, khoa học.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật