Việt Nam “rơi” vào bẫy thu nhập trung bình?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau 4 năm, Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa? Một số ý kiến tại Hội thảo “Tránh bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam“ diễn ra ngày 15/4 cho rằng, Việt Nam đã “rơi” vào bẫy thu nhập trung bình hoặc nếu chưa rơi thì cũng sắp rơi vào bẫy đó.
Việt Nam “rơi” vào bẫy thu nhập trung bình?
Ảnh minh họa

Theo ông Vương Đình Huệ- Trưởng ban kinh tế Trung ương, bẫy thu nhập trung bình xảy ra khi một quốc gia phát triển chững lại hay thậm chí là trì trệ sau khi đã đạt được mức thu nhập trung bình. Đây là một trạng thái mang tính “tiến thoái lưỡng nan” trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, mà nếu không có sự tỉnh táo, thì mỗi quốc gia đều có thể rơi vào.

Thống kê của Ngân hàng thế giới cho biết, trong số 52 nền kinh tế đạt mức thu nhập trung bình thì đã có 35 nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình, chỉ có hơn 10 nền kinh tế vượt được qua bẫy này để trở thành nước có thu nhập cao.

Thực tế, ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay chủ yếu là khai thác tài nguyên, gia công và lắp ráp. Điều này cho thấy, ngành công nghiệp lớn của Việt Nam chủ yếu là ngành có đẳng cấp thấp hơn nhiều so với thế giới. Trong khi đó, thế giới đã chuyển sang kinh tế tri thức, tức là chuyển mạnh sang công nghệ cao.

Ngoài ra, nguồn nhân lực với chất lượng thấp. “Bao nhiêu năm vẫn ở đẳng cấp như thế, đứng im coi như rơi vào bẫy thu nhập trung bình”- ông Trần Đình Thiên- viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, Giáo sư Kenichi Ohno- viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản cũng đánh giá: “Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình với 4 yếu tố đó là: tăng trưởng GDP của Việt Nam chậm lại, thứ hai là năng suất lao động không tăng. Thứ ba là chuyển dịch cơ cấu chỉ mang tính hình thức, không phải là chuyển dịch thực sự. Ví dụ hiện nay Việt Nam xuất khẩu 65% là hàng chế biến, chế tạo nhưng hầu hết là xuất khẩu của khu vực FDI. Còn doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất khẩu dệt may, da giày, nông sản. Thứ tư là các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng như ô nhiễm, bong bóng bất động sản, dẫn đến xếp hạng toàn cầu của Việt Nam cũng không được cải thiện”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cũng cho rằng, chưa thể nói chính xác Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa. Bằng chứng là năm 2011- 2013, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 5,6%/năm. Thu nhập trung bình đầu người tăng từ hơn 1.000 USD năm 2010 lên 1.960 USD năm 2013.

Có một số ý kiến cho rằng, việc đề ra các chiến lược, các giải pháp để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế; tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới là vấn đề cần quan tâm lúc này. Khi làm tốt các việc này thì tự khắc nền kinh tế sẽ có được bước chuyển thực sự, không bị “bẫy thu nhập trung bình” gây khó khăn nữa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật