Kế hoạch của Tổng thống Putin

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Nga muốn ngăn chặn bước tiến của Ukraine vào EU hoặc NATO. Ông muốn chia nhỏ Ukraine thành nhiều khu vực tự trị, một số trong đó hướng về Moscow hơn là về Kiev.
Kế hoạch của Tổng thống Putin
Ảnh minh họa

3 tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điều khoảng 40.000 quân tới biên giới với Ukraine. Các tư lệnh của NATO liên tiếp cảnh báo rằng triển khai quân trên quy mô lớn như vậy có nghĩa là Nga đang có ý định xâm chiếm miền Đông Ukraine – nơi có rất đông người nói tiếng Nga.

Nhìn vào cách Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng trước, lo ngại trên không phải không có cơ sở. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh hiện nay, có vẻ lần này Nga sẽ hành động khác. Và, lần này châu Âu sẽ không dễ gì tìm ra biện pháp đối phó.

Cách đây 1 tuần, những người ủng hộ Nga tấn công và chiếm đóng các tòa nhà chính phủ ở 3 thành phố miền Đông với lý lẽ tìm kiếm quyền tự trị từ chính phủ mới ở Kiev.

Cuối tuần trước, những tay súng bịt mặt không rõ danh tính tấn công các văn phòng chính phủ. Điện Kremlin nhiều lần khẳng định lực lượng này không thuộc về quân đội Nga. Tuy nhiên, phương Tây cáo buộc Nga cũng đã sử dụng lực lượng đặc nhiệm không rõ nguồn gốc này để tạo nên bất ổn ở Crimea. Không có gì phải nghi ngờ nếu như ông Putin lại tiếp tục sử dụng chiến lược này ở giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng.

Tổng thống Nga muốn làm suy yếu chính quyền ở Kiev nhằm ngăn chặn bước tiến của Ukraine vào EU hoặc NATO. Để đạt được điều này, ông muốn chia nhỏ Ukraine thành nhiều khu vực tự trị, trong đó một số khu vực sẽ hướng về Moscow hơn là về Kiev.

Tuy nhiên, ông Putin chắc chắc cũng biết rằng lấy đi toàn bộ miền Đông Ukraine là một thử thách lớn về mặt quân sự. Động thái này cũng sẽ khiến phương Tây mở rộng các lệnh cấm vận kinh tế. Bởi vậy, có vẻ như ông đang cố gắng “liên bang hóa” Ukraine.

Âm mưu của ông Putin tạo nên thử thách cho cả chính quyền lâm thời ở Kiev và phương Tây. Đầu tiên, chính quyền Ukraine phải tránh được việc khơi dậy cơn tức giận của cộng đồng nói tiếng Nga ở miền Đông. Kiev phải cố gắng tước bỏ vũ khí của quân đội đã đóng quân ở Ukraine, nhưng phản ứng bằng B.L chính là thứ mà điện Kremlin mong muốn.

Thứ hai, Mỹ và các đồng minh cần phải bắt đầu vạch ra kế hoạch chi tiết ứng phó với trường hợp Nga tiếp tục gián tiếp khiến Ukraine bất ổn. Từ trước đến nay, thông điệp mà phương Tây đưa ra là nếu Nga tiến sâu hơn vào miền Đông Ukraine, một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào những ngành cốt lõi của kinh tế Nga sẽ được đưa ra. Tuy nhiên, Mỹ và EU nên đưa ra cả phản ứng trong trường hợp Nga âm thầm khiến Ukraine bất ổn.

Châu Âu cần phải nhận thức rằng vấn đề này có liên quan đến họ. Kể từ khi khủng hoảng nổ ra ở Ukraine, chính quyền của ông Obama luôn sẵn sàng trừng phạt Nga trong khi các thành viên của EU không thể thống nhất thái độ với Nga bởi một số phụ thuộc quá nhiều vào Moscow về mặt năng lượng.

Gót chân Achille của Nga chính là nền kinh tế. Nếu ông Putin kiên trì can thiệp vào sự ổn định của Ukraine, các lãnh đạo châu Âu phải cương quyết hơn, kể cả khi điều này khiến đất nước họ phải chịu thiệt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật