Trung Quốc mua sạch thức ăn thế giới: xu hướng M&A

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi đã mua hết từ thịt lợn Mỹ tới ngũ cốc ăn sáng Anh, nhu cầu mua các công ty thực phẩm trên thế giới của Trung Quốc vẫn dâng cao.
Trung Quốc mua sạch thức ăn thế giới: xu hướng M&A
Các mặt hàng của Smithfield Foods

Cofco Corp, đơn vị kinh doanh gạo lớn nhất Trung Quốc đã đồng ý đầu tư vào công ty giao dịch hàng nông nghiệp Noble Group Ltd, niêm yết ở Singapore. Vụ việc diễn ra một tuần sau khi họ thông báo sẽ mua cổ phần đa số của tập đoàn kinh doanh gạo Hà Lan, Nidera BV. Cofco và các tập đoàn Trung Quốc khác đang đua nhau tìm cách nắm lấy nguồn cungthực phẩm để đáp ứng nhu cầu nội địa đang tăng lên.

Các hoạt động thâu tóm trong ngành thực phẩm đã đạt kỷ lục trong năm 2013 với thương vụ đứng đầu là mua công ty thịt lợn Mỹ. Vụ M&A công ty Smithfield Foods Inc đặt tại bang Virginia trị giá 4,7 tỉ USD. Mục tiêu tiếp theo sẽ là các công ty như Tnuva Food Industries Ltd của Israel và tập đoàn sản xuất thịt bò Australian Agricultural Co . Điều này phản ánh nhu cầu nội địa Trung Quốc đang ngày càng tăng với giới trung lưu trở nên giàu có hơn và khẩu vị mở rộng ra toàn cầu.

An ninh lương thực

Theo thỏa thuận với Noble, Cofco sẽ sở hữu 51% trong một công ty con mới của Noble thực hiện nhiệm vụ thu mua nguyên liệu thực phẩm toàn cầu cho Cofco. Noble là nhà giao dịch hàng hóa lớn nhất châu Á tính theo doanh số.

Ở Israel, Tập đoàn Bright Food Group của Thượng Hải đang cân nhắc việc mua Tnuva, nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất nước này. Tuy nhiên, việc này có thể bị coi là ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Israel. Tại phiên điều trần quốc hội Israel hôm 25/2, cựu giám đốc tình báo Halevy đã nói với các nghị sĩ việc bán các tài sản trong đó có Tnuva Food cho Trung Quốc: “Nếu chúng ta không tỉnh dậy kịp thời thì sẽ thấy là họ không chỉ mua hết thực phẩm mà còn cả giới trí thức… Chúng ta phải tổ chức lại để bảo vệ lợi ích Israel…”

Tập đoàn thịt bò lớn nhất lục địa Kangaroo, Australian Agricultural với giá trị thị trường 618 triệu USD đang là một mục tiêu thâu tóm của Trung quốc. Tuy nhiên hoạt động này có thể gặp phải rào cản pháp lý của chính phủ Australia. Hồi tháng 11/2013 chính phủ đã bác bỏ kế hoạch thâu tóm GrainCorp trị giá 2 tỉ USD của tập đoàn Archer-Daniels-Midlan với lý do bảo vệ lợi ích quốc gia.

Đàn bò ở Yass, New South Wales, Australia.

Hoạt động đầu tư vào Mỹ, trung tâm định giá các mặt hàng ngô, đậu tương, và các hàng nông sản khác, sẽ đối mặt với các thách thức như bảo hộ tài sản trí tuệ, theo Li Qiang. Ông làm việc choShanghai JC Intelligence chuyên phân tích thị trường nông nghiệp 30 năm nay.

Nhu cầu nội địa tăng lên và thay đổi

Hiện đang là nước nhập khẩu thịt bò lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thể tăng gấp đôi lượng nhập vào 2018 khi người mới giàu lên thay đổi khẩu vị, theo nghiên cứu của Rabobank tháng 12/2013.

Ngoài thịt bò và lúa gạo, người mua Trung Quốc cũng theo đuổi các thương hiệu có tiềm năng phát triển trong thị trường nội địa tương lai. Một minh họa rõ nét là việc Bright Food thâu tóm Weetabix, công ty sản xuất hộp ngũ cốc để ăn sáng ở Anh, theo King&Wood Mallesons. Ví dụ khác có thể là Treasury Wine Estates công ty rượu2,1 tỉ USD của vùng đất Penfolds Grange, Australia.

Ngũ cốc để ăn sáng Weetabix của Anh được coi là có triển vọng ở thị trường Trung Quốc

Các mặt hàng có lịch sử khác, đặc biệt là ở châu Âu cũng đang nằm trong tầm ngắm của người Trung Quốc. Hony Capital hiện đang cân nhắc khả năng mua United Biscuits Holdings, công ty mẹ của hai mặt hàng Jacob’s Cream Cracker và McVittie’s Jaffa Cakes.

Tổng giá trị các hoạt động thâu tóm trong công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp của tập đoàn Trung Quốc đã đạt đỉnh 16,9 tỉ USD năm 2013, tăng 2,4 tỉ USD so với 2012, theo thống kê của Bloomberg. Thương vụ lớn nhất ở Mỹ là thâu tóm Smithfield, tổng giá trị cộng cả nợ ròng là 7 tỉ USD.

Trong khi đó, dân số đang tăng cũng như nhu cầu thay đổi theo thu nhập khiến các hoạt động thâu tóm của Trung Quốc còn lâu mới ngừng lại, theo HSBC Holdings.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật