Phát triển du lịch để bảo tồn làng nghề Việt Nam

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với khoảng 3.000 làng nghề, trong đó có khoảng 40% làng nghề có tuổi đời trên 100 năm, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch làng nghề, nhưng việc khai thác tiềm năng này còn hạn chế.
Phát triển du lịch để bảo tồn làng nghề Việt Nam
Làng nghề gốm sứ Bình Dương
Làng nghề truyền thống là nguồn tài nguyên văn hóa quan trọng tạo nên sự cuốn hút đặc biệt tại điểm đến đối với du khách. Nhưng việc bảo tồn làng nghề truyền thống và phát triển du lịch làng nghề còn hạn chế do thiếu vốn, thiết bị và công nghệ thô sơ, sản phẩm thủ công đơn lẻ nên giá thành cao, mẫu mã không phong phú, bí quyết bị thất truyền cùng với sự ra đi của nhiều nghệ nhân, quảng bá kém… là nguyên nhân khiến nhiều làng nghề suy thoái, mai một dần. Du lịch làng nghề chưa thực sự hấp dẫn bởi cơ sở lưu trú của làng nghề thường chỉ dừng ở hình thức nhà nghỉ địa phương, các dịch vụ bổ sung thiếu hoặc đơn điệu.
Theo ông Trần Anh Dũng - Giảng viên khoa Văn hóa - Du lịch, Trường Đại học Sài Gòn, để phát triển mô hình du lịch làng nghề các làng nghề, cần tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất hàng lưu niệm đặc trưng mang tính biểu tượng của làng phục vụ khách du lịch, phát triển các dịch vụ lưu trú, ăn uống, chú trọng marketing làng nghề bằng cách tổ chức được những kênh tiếp thị du lịch hiệu quả và phổ cập kiến thức du lịch làng nghề cho cộng đồng địa phương. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các công ty lữ hành và các làng nghề. Qua kinh nghiệm của các nước Châu Á, TS.Huỳnh Đức Thiện và ThS. Đặng Thanh Thúy (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) cho rằng: Chính sách chủ yếu các quốc gia Châu Á áp dụng để bảo tồn và phát triển làng nghề gồm đào tạo nghề cho người lao động, có chính sách đãi ngộ nghệ nhân và thợ giỏi,  cho vay vốn ưu đãi, phát triển hạ tầng của làng nghề, đặc biệt là chính sách "mỗi làng một nghề” của Nhật Bản. Và quan trọng hơn cả, để phát triển làng nghề gần như bắt buộc phải gắn với du lịch, hướng đến xuất khẩu.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật