Thương lái Trung Quốc lừa: Lỗi nông dân một, quản lý mười!

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lỗi do nông dân ham lợi trước mắt cộng với việc chính quyền địa phương, cơ quan quản lý không nắm rõ tình hình thực tế, bỏ mặc nông dân.
Thương lái Trung Quốc lừa: Lỗi nông dân một, quản lý mười!
Trung Quốc ồ ạt thu mua nông sản giá cao với mục đích không rõ ràng ở Việt Nam

Là nội dung của những phản hồi dưới loạt bài viết thương lái Trung Quốc chỉ "lừa" tại Việt Nam khi thu mua ồ ạt các loại nông sản giá cao với động cơ không rõ ràng sau đó ngừng thu mua khiến nhiều loại nông sản tồn đọng, giá giảm mạnh, năng suất cây bị ảnh hưởng...

Độc giả Nam Anh phân tích: tạm cho dân chẳng biết gì hết, họ hám lợi là đúng đi, ai thấy lợi trước mắt mà không làm, biết ngày mai có được hay không nhưng quan trọng là cơ quan chức năng và chính quyển nghiên cứu kỹ vì sao thương lái có những hành động như thế, phân tích đánh giá thiệt hơn cho người dân hiểu rõ.

Cùng quan điểm này, độc giả Vân cho rằng: vấn đề này phải trách đầu tiên là các cơ quan chức năng đã không nắm rõ tình hình thực tế, để cho thương lái Trung Quốc lộng quyền, không tuyên truyền để nhân dân cảnh giác.

Nhà nước chưa đủ sức mạnh để can thiệp hoặc điều tiết nền kinh tế và cũng rất dễ bị mua chuộc, làm việc không đặt lợi ích của nông dân lên hàng đầu trong khi người nông dân thì quá thụ động, không biết hợp tác sản suất và đoàn kết với nhau, mạnh ai nấy làm, thấy thương lái nào mua giá cao là bán chứ không kí hợp đồng , thấy người khác làm được cái gì là cả làng, cả xã, cả huyện, cả tỉnh....cả đất nước chung tay dìm nhau xuống.

Bên cạnh đó cũng có những luồng ý kiến quy trách nhiệm hoàn toàn cho cơ quan quản lý như quan điểm của độc giả Quốc Khánh: "Tất cả đều do năng lực yếu kém của các cơ quan có trách nhiệm".

Độc giả Tuấn Hải cũng cho rằng, để cho thương lái Trung Quốc lừa dân dễ dàng như thế này là lỗi hoàn toàn do chính quyến địa phương.

"Không trách người dân được, đây là trách nhiệm của chính quyền đã lơ là thả lỏng ai muốn làm gì thì làm", độc giả Dongho nói.

Độc giả NgHang cũng đặt câu hỏi: Khổ cho nông dân Việt Nam bị thương lái Trung Quốc lừa hết cái này đến cái khác nhưng không được ai bênh vực. Lạ cho các nhà chuyên môn, các ngành chức năng của Việt Nam lại bỏ mặc, không ai can thiêp, không ai giúp đỡ dân?

Nhưng thương lái không mua cho nông dân thì hỏi ai ở Việt Nam ta tiêu thụ đầu ra cho nông dân hay họ vứt đi thì hoài của. Hỗ trợ giá cho nông dân nhưng nông dân đâu được lợi ích gì, chỉ vào tay tham quan. Rất nhiều loại cây hội nông dân phát động ồ ạt, dân ồ ạt trồng và khi đơn hoa kết trái không ma nào mua. cuối cùng người dân phải chịu hết. Còn tiền dự án ấy vào tay ai hết rồi.

Để xảy ra tình trạng chỉ "lừa " tại thị trường Việt Nam là bởi 2 lý do chính: Năng lực quản lý của các cơ quan chức năng Việt Nam quá yếu kém, quan liêu và vô trách nhiệm. Thứ 2, đây là hành động phá hoại nền kinh tế Việt Nam một cách có chủ đích của ông bạn láng giềng.

"Ngân sách quốc gia chi lương cho cán bộ, công chức khổng lồ lắm mà , sao không thấy ai lên tiếng,ai chịu trách nhiệm cả", độc giả Hoài Thu thắc mắc.

Một độc giả khác cũng đặt dấu hỏi về vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước.

"Những vấn đề trên, trách nông dân một thì phải trách cán bộ quản lý Nhà nước mười. Tại sao không thông tin và khuyến cáo đến tận người dân, tại sao lại để cho thương lái Trung Quốc tự do thu mua? Không chỉ thu mua nông sản, dân Trung Quốc còn vào lao động, thuê đất nuôi trồng và còn những chuyện gì nữa đến giờ này chưa biết. Vấn đề an ninh của Quốc gia đang bị bỏ trống không ai quan tâm nhất là các ngành chức năng", độc giả Van Ngoc nói.

Độc giả Phan Minh phản hồi những dòng tâm huyết và thương cảm: "Khốn khổ cho người nông dân. Bản chất người nông dân nói chung là cứ thấy cái gì có lợi trước mắt thì làm, xin hãy đường oán trách người nông dân. Cái barie của Nhà nước Việt Nam kiểm soát hàng hoá, con người vào ra đâu rồi?

Một bộ máy chuyên môn quản lý nhà nước toàn những người học cao tài rộng đâu rồi, bằng chứng là số lượng Tiến sĩ nhiều nhất Đông Nam Á. Lỗi để cho thương lái lộng hành là của bộ máy nhà nước, đừng nên bàn cãi làm gì. Điều quan trọng bây giờ là đưa ra thiết chế phù hợp và con người có học thật, có tâm đức để thực hiện".

Tỏ ra công tâm hơn, một độc giả cho rằng, có trách thì trách lòng tham của người Việt trước, sau đó đến sự quản lý yếu kém của cơ quan có thẩm quyền.

Độc giả Nguyễn Đạt cảnh báo: Đừng bao giờ làm ăn với trung quốc thì chẳng bao giờ bị lừa phỉnh. Mong mọi người hãy cảnh giác với cách làm ăn với người trung quốc vì họ không có ý làm ăn với mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật