Kinh tế Nga thay đổi ra sao sau khi sáp nhập Crimea?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea sẽ diễn ra vào ngày mai (16/3)bỏ phiếu chọn lựa, ở lại với Ukraine hay gia nhập Liên bang Nga. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dân tại đây.
Kinh tế Nga thay đổi ra sao sau khi sáp nhập Crimea?
Ảnh minh họa

Những người dân bán đảo Crimea đang đứng trước một sự thay đổi lớn lao được hứa rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn khi gia nhập Nga. Nếu như điều này trở thành hiện thực người dân Crimea chọn Nga thay vì Ukraine, quyết định này được cho là sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt, bao gồm tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư và nguồn cung năng lượng.

Nga sẽ gặp nhiều trở ngại trong kinh tế cũng như chính trị đến từ các nước Châu Âu và Mỹ . Những nước này trước đó cho biết có thể sẽ giới hạn lệnh cấm di chuyển và đóng băng tài sản đối với một số cá nhân thân cận với Tổng thống Nga Putin sau khi căng thẳng ngày càng leo thang tại Ukraine.

Những thay đổi trong nền kinh tế Nga :

Các biện pháp trừng phạt tập trung vào một số cá nhân thay vì các công ty của Nga hay hoạt động thương mại phản ánh sự lo ngại về một cuộc chiến tranh lạnh mới có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi vốn còn mong manh của châu Âu và Mỹ.

Còn đối với kinh tế Nga, mặc dù lệnh cấm vận sẽ gây tổn hại cho cả hai bên, các chuyên gia phân tích cho rằng Nga là quốc gia chịu thiệt thòi hơn cả. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm 1% GDP của châu Âu, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang châu ÂU chiếm  gần 15% GDP của Nga.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin cho biết, ngay cả khi các lệnh cấm vận cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đầu tư trong và ngoài nước Nga. Các ngân hàng phương Tây mới đây cũng đã đóng dòng tín dụng. Phát biểu trên truyền thông, ông Kurdin cho rằng, nền kinh tế Nga có thể sẽ không tăng trưởng trong năm nay do ảnh hưởng từ tình hình căng thẳng hiện nay.

Thị trường chứng khoán của Nga cũng liên tục giảm điểm. Chỉ số MICEX giảm gàn 20% từ đầu năm tới nay, đồng Rúp Nga cũng ở mức thấp kỷ lục so với đồng đôla Mỹ. Các nhà đầu tư đã rút khoảng 33 tỷ USD khỏi quốc gia này trong 2 tháng đầu năm và dự tính con số này sẽ lên tới 55 tỷ USD vào cuối tháng 3.

Ngoài ra, khu vực tự trị Crimea đang phụ thuộc tới 70% ngân sách vào Ukraine, 90% nguồn cung nước và phần lớn nguồn cung năng lượng, thực phẩm.

Yaroslav Pylynskyi – chuyên gia đến từ ĐH Toronto, sẽ là vấn đề lớn đối với Nga khi phải cung cấp tất cả nhu yếu phẩm cho toàn bộ người dân Crimea. Vị chuyên gia này ước tính trong vòng 5 năm tới Nga phải bỏ ra khoảng 10 tỷ USD mỗi năm để xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ cấp nguồn lương hưu và các khoản an sinh xã hội cho gần 2 triệu người dân Crimea.

Đức là quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất

Xét đến mối quan hệ kinh tế và thương mại khá thân thiết giữa Nga và châu Âu như hiện nay, những ảnh hưởng lên các thị trường châu Âu sẽ là rất ít và chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Đức là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất khi có hơn 6.000 công ty đang hoạt động ở Nga.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế dự báo những ảnh hưởng tiêu cực có thể bị khống chế. Tăng trưởng của Đức sẽ chỉ giảm đi khoảng 0,1 – 0,2% trong vòng 12 tháng tới (trong trường hợp khủng hoảng được hạn chế trong lãnh thổ Crimea).

Kinh tế Ukraine vẫn sẽ gặp khó khăn

Cho dù Crimea chọn Nga hay Ukraine, Ukraine vẫn sẽ cần đến hàng tỷ USD trong vòng vài tháng tới để có thể vượt qua thời kỳ khó khăn.

EU cung cấp cho Ukraine 15 tỷ USD trong 2 năm tới dưới dạng các khoản vay, tặng, đầu tư và ưu đãi thương mại. Mỹ hứa viện trợ cho Ukraine vay 1 tỷ USD và Ngân hàng Thế giới cũng rót 3 tỷ USD vào phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án an sinh xã hội.

Một phái đoàn của IMF cũng đã tới khảo sát ở Kiev và dự đoán sẽ ở lại đến 21/3 để bắt đầu thảo luận về chương trình hỗ trợ và cải cách kinh tế


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật