Chủ động nguyên phụ liệu: Chìa khóa thành công của ngành da giày

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là cú huých cho ngành da giày, tuy nhiên, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu mới chính là chìa khóa cho việc gia tăng thị phần xuất khẩu.
Chủ động nguyên phụ liệu: Chìa khóa thành công của ngành da giày
Ảnh minh họa

Bà Phan Thị Thanh Xuân- Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) công nhận, TPP thật sự mở ra cơ hội "vàng" cho ngành da giày phát triển cả về số lượng và chất lượng. Khi TPP có hiệu lực, về cơ bản tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của các nước thành viên sẽ được ưu đãi thuế quan, có khả năng về mức 0%. Ðây được coi là lợi thế của da giày Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ để gia tăng thị phần tại các thị trường nội khối TPP, đặc biệt với thị trường Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, theo các điều kiện đang được đàm phán (chưa công bố), để được hưởng mức thuế quan xuất khẩu 0% thay vì mức từ 3,5%- 57,4% như hiện nay vào các thị trường TPP, ngành da giày phải đảm bảo được 55% xuất xứ khu vực.

“Vấn đề là nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp da giày Việt Nam chủ yếu nhập từ 3 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, các quốc gia không tham gia trong TPP” - bà Xuân chia sẻ.

Thực tế dù đã chủ động được một phần nguyên liệu của tùy từng chủng loại sản phẩm (như giày vải 100%, một số dòng sản phẩm khác cũng đã chủ động được từ 30-40%), nhưng vẫn có khoảng 70% DN vừa và nhỏ của Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Lefaso - nhấn mạnh, hiện các DN da giày còn khá mơ hồ về những quy định trong các hiệp định thế hệ mới như TPP, nhưng theo ông Thuấn, việc giữ kín thông tin về TPP đến phút cuối của đoàn đàm phán cũng gây ra những khó khăn nhất định cho các DN ở việc dự báo thị trường và làm mới kế hoạch kinh doanh.

Dù TPP được các chuyên gia nhìn nhận sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các ngành hàng của Việt Nam, nhưng đó là lợi thế hay thách thức còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động, sự nhanh nhạy của mỗi DN trong việc đón nhận cơ hội đó.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật