Thêm bằng chứng nông, thủy sản phụ thuộc Trung Quốc

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng ngàn hec-ta cau tại Quảng Ngãi bước vào cuối vụ thu hoạch nhưng thương lái TQ không thu mua, giá giảm từ 5.000 đồng/kg xuống 200 đồng/kg.
Thêm bằng chứng nông, thủy sản phụ thuộc Trung Quốc
Vasep cảnh báo về việc thận trọng khi giao thương với thương lái Trung Quốc.

Nếu như các năm trước, cuối vụ giá cau luôn ở mức cao và luôn trong tình trạng khan hàng, thì năm nay giá cau xuống thấp kỷ lục, nhưng vẫn không tiêu thụ được. Người trồng và thu mua cau đều gặp khó khăn với loại cây trồng đặc thù này, thông tin trên Báo Công thương cho biết.

Cụ thể, tại xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa, Quảng Nam), có những vườn cau bị chín vì quá lứa mà không được thu hoạch. Mấy năm trước, khi giá đạt mức hơn 5.000 đồng/kg thì các hộ trồng cau có thêm một khoản thu nhập khá sau mỗi vụ nhưng năm nay giá rớt còn 200 đồng/kg mà vẫn không bán được.

Theo giới thu mua, kinh doanh cau khô cho biết, giá cau phụ thuộc vào phía Trung Quốc, họ nhập thì cau sẽ có giá, nhưng nếu họ ngưng thì ngay lập tức giá rớt thê thảm. Trong khi bà con nông dân và các hộ kinh doanh mặt hàng cau khô đều rất thiếu thông tin, không thể biết khi nào họ ngừng nhập. Các vựa cau đều bán qua người trung gian được gọi là “tài xích”.

Việc cau rớt giá, tồn đọng với khối lượng lớn tại Quảng Ngãi đã cho thấy thêm một ví dụ về việc nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản của Việt Nam đang quá phụ thuộc vào sự nóng lạnh của thương lái Trung Quốc.

Vừa qua, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) mặc dù thừa nhận trong những năm tới Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng của Việt Nam nhưng cũng cảnh báo về việc thận trọng khi giao thương với thương lái Trung Quốc.

Lý do Vasep đưa ra là các thương lái nước này có thói quen hay mặc cả nhiều lần, chính sách ngoại tệ chặt chẽ, những quy định mới về đăng ký thông tin với hàng thủy nhập khẩu…

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại thiếu thông tin về xu hướng và sự biến động của thị trường, xuất khẩu chủ yếu dạng nguyên liệu thô, giá trị không cao. Đặc biệt tình trạng thương lái thu gom thủy sản nguyên liệu, chủ yếu là là tôm và mực, bạch tuộc chưa qua chế biến đưa qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu nguyên liệu chế biến, ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký với các đối tác.

“Việc ồ ạt thu mua tôm nguyên liệu xuất khẩu cũng có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu xuất khẩu, xuất thô nguyên liệu ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến chiến lược phát triển ngành và hiệu quả đầu tư. Khi thương lái mua theo hình thức trên, vấn đề chất lượng, đặc biệt kháng sinh và tạp chất trong tôm có nguy cơ không kiểm soát được, ảnh hưởng đến hình ảnh tôm của Việt Nam,” hiệp hội này nhận định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật