Ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản, thị trường và hoạt động

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư Quy định về hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản, thị trường và hoạt động
Ảnh minh họa

Cụ thể, do yêu cầu về cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro phục vụ cho quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng (TCTD) đồng bộ, NHNN cần có quy định về hệ thống quản lý rủi ro tối thiểu làm cơ sở cho các TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (NHNNg) xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, các quy định nội bộ theo quy định của Luật các TCTD.

Thông tư này áp dụng đối với TCTD (ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính), chi nhánh NHNNg. Trong đó quy định, ngân hàng, chi nhánh NHNNg tối thiểu phải có hệ thống quản lý rủi ro đối với rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Bên cạnh đó, TCTD phi ngân hàng tối thiểu phải có hệ thống quản lý rủi ro đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. Đối với các rủi ro khác sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư nếu rủi ro đó được xác định là rủi ro trọng yếu.

Theo Dự thảo Thông tư quy định TCTD, chi nhánh NHNNg phải thiết lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro gồm 4 cấu phần (i) Sự giám sát của HĐQT, HĐTV, NH mẹ, Ban điều hành; (ii) các văn bản về chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro; (iii) Hệ thống thông tin quản lý (MIS) và (iv) Kiểm toán nội bộ.

Cơ cấu, tổ chức quản lý rủi ro theo mô hình ở 3 cấp (i) HĐQT, HĐTV (Ủy ban quản lý rủi ro), NH mẹ; (ii) Ban Điều hành (Giám đốc rủi ro, Ủy ban ALCO) và (iii) Khối quản lý rủi ro theo nguyên tắc độc lập 03 chức năng (three line of defence): (i) Chức năng kinh doanh (ii) Chức năng quản lý rủi ro và (iii) Chức năng đánh giá độc lập.

Chiến lược quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng mẹ ban hành và phê duyệt khi thay đổi. Chiến lược quản lý rủi ro được lập cho thời gian tối thiểu là 3 năm nhưng không quá 5 năm.

Với quy định về thẩm định tín dụng, TCTD, chi nhánh NHNNg phải đánh giá, thẩm định tín dụng trước khi phê duyệt cấp tín dụng. Nội dung đánh giá, thẩm định tín dụng bao gồm:

  • a) Đánh giá về các yếu tố kinh tế vĩ mô, ngành nghề kinh doanh của khách hàng;
  • b) Mục đích xin cấp tín dụng của khách hàng và nguồn tiền trả nợ;
  • c) Tổng mức rủi ro tín dụng của khách hàng;
  • d) Xếp hạng rủi ro của khách hàng;
  • đ) Các điều khoản và thỏa thuận dự kiến;
  • e) Tính đầy đủ và khả năng thu hồi của tài sản bảo đảm;
  • Đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, TCTD, chi nhánh NHNNg phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định của NHNN để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của từng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

  • a) Quy trình đánh giá, xếp hạng để thực hiện việc xếp hạng và kiểm tra độ chính xác của việc xếp hạng. Mỗi hạng rủi ro phải phản ánh một mức độ rủi ro cụ thể của khách hàng hoặc khoản cấp tín dụng.
  • b) Mô hình lượng hóa phải lượng hoá các tiêu chí để đánh giá khả năng (xác suất) khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết (Probability of default-PD) và tổn thất khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết (Loss given default-LGD).
  • c) Cơ sở dữ liệu gồm tập hợp các dữ liệu và các phương pháp quản lý dữ liệu để phục vụ cho việc tính toán chính xác, tin cậy rủi ro tín dụng, hỗ trợ cho hệ thống xếp hạng nội bộ.
  • d) Cơ chế kiểm tra, giám sát hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này.
  • Dự thảo Thông tư dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/6/2014 (có 2 năm để chuẩn bị triển khai thực hiện). Chậm nhất đến ngày 01/6/2016, TCTD, chi nhánh NHNNg phải hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này để phù hợp với lộ trình cơ cấu lại hệ thống TCTD theo Đề án đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 254/QĐ-TTg và lộ trình thực hiện Basel II tại Việt Nam.

    Nguồn Tin:
    Video và Bài nổi bật