7 lý do Putin sẽ không “buông tha” Ukraine

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù đang tập trung toàn lực vào Olympic Sochi và làm ngơ cuộc “tắm máu” ở Ukraine trong cảnh hỗn loạn vượt quá tầm kiểm soát, nhưng có thể chắc chắn rằng Putin sẽ không bao giờ buông tha cho Ukraine vì 7 lý do.
7 lý do Putin sẽ không “buông tha” Ukraine
Ảnh minh họa

Danh dự: Putin đã từng nói vào 2005 rằng sự sụp đổ của Liên Xô là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20. Từ góc nhìn đó, việc cho phép Ukraine trượt ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng địa chính trị của Nga sẽ khiến Putin chẳng tốt hơn gì so với Mikhail Gorbachev – kẻ chịu trách nhiệm cho sự tan rã của Liên Xô 1991.

Giao thương: Putin muốn Ukraine gia nhập liên minh thuế quan với Belarus, Kazakhtan và sắp tới là Armenia như một hành động đối đầu với khối thương mại lớn hơn nhiều lần của Liên minh châu Âu (EU). Thực chất, các cuộc biểu tình tại Ukraine vừa qua nổ ra ngay sau khi Tổng thống Yanukovych – một đồng minh của Putin quay lưng lại với quá trình hội nhập vào EU tháng 11.2013 và xích lại phía Nga.

Lịch sử: Nga và Ukraine có mối quan hệ lịch sử sâu sắc kể từ thời Kievan Rus với những giai đoạn huy hoàng từ thế kỷ 11, 12. Theo Russiapedia, Kievan Rus “được nhìn nhận một cách truyền thống là sự khởi nguồn của Nga và tổ tiên của cả Belarus và Ukraine”.

Phụ thuộc: Vào năm 2008, nhật báo Nga Kommersant đã dẫn lời một đại diện của NATO về điều Putin nói với Bush như sau: “Ông hiểu không, George, Ukraine thậm chí không phải là một quốc gia”. Gần như trong 900 năm trước khi độc lập vào 1991, Ukraine chưa từng là một quốc gia thực sự. Những phần cấu thành Ukraine hiện nay từng được kiểm soát bởi Ba Lan, Lithuania, Khanate of Crimea, Áo, Hungary, Đức và đặc biệt là Nga. Vào năm 2009, Putin đã đồng ý việc mô tả Ukraine như một “nước Nga nhỏ”. Nếu Putin không nhìn nhận Ukraine là một quốc gia thực sự, ông ta sẽ khó có thể tôn trọng sự độc lập của nó.

“Món quà” Crimea: Lãnh thổ phía đông nam Ukraine trên biển Đen vốn là một phần của Nga cho đến năm 1954, khi nó được Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao giao cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraine để thắt chặt tình anh em, dù dân cư ở Crimea chủ yếu là người Nga. Những nhà sử học hiện vẫn chưa chắc chắn tại sao Nga lại cho đi Crimea, nhưng rõ ràng là Putin không hề muốn món quà đó ở quá xa tầm với.

Hải quân: Trụ sở Hạm đội biển Đen của Nga hiện đang đóng ở thành phố Crimea của Savastopol (cách Sochi khoảng 200 dặm về phía Tây Bắc). Nếu một chính phủ Ukraine “thiếu thân thiện” được hình thành, Nga sẽ phải di dời căn cứ này về phía Đông tới Novorossiysk, đồng nghĩa với việc sẽ giảm phần nào khả năng đe dọa tới các nước NATO. Được biết vào tháng 12.2013, Nga từng đưa ra đề nghị bán khí đốt giá rẻ cho Ukraine để đổi lấy hợp đồng dài hạn cho việc đóng quân ở Savastopol.

Năng lượng: Việc bán khí đốt cho châu Âu đang là nguồn thu ngoại tệ chính của Nga và phần lớn lượng khí đốt đó đang đi qua Ukraine. Vì vậy, Nga sẽ muốn giữ các đường ống quan trọng trong bàn tay thân thiện. Nhưng để đề phòng rủi ro, tập đoàn Gazprom của Nga cũng đang có kế hoạch đặt cược vào đường ống “Dòng chảy phía Nam” được xây dựng xuyên qua đáy biển Đen từ Nga tới Bulgaria, vòng qua Ukraine. Tuy nhiên, cho đến khi dự án hoàn thành, Nga vẫn sẽ giữ Ukraine trong vòng ảnh hưởng của mình.

Josef Stalin từng khuất phục Ukraine vào những năm 1930 để tiêu diệt các địa chủ giàu có (được gọi là các “kulak”). Dù Putin không phải là Stalin, nhưng con đường sắp tới của Ukraine như thế nào vẫn còn nhiều dấu hỏi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật