Lục quân Mỹ bật mí kế hoạch ‘chiến tranh dưới lòng đất’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ Lục quân Mỹ đang nghiên cứu phát triển hình thức “chiến tranh dưới lòng đất”.
Lục quân Mỹ bật mí kế hoạch ‘chiến tranh dưới lòng đất’
Ảnh minh họa

Vào giữa tháng 12 năm ngoái, Bộ Lục quân Mỹ đã đưa ra một yêu cầu định kỳ trong việc cung cấp thông tin. Theo văn kiện này, bất kỳ một cơ quan liên quan nào cũng có thể cung cấp những thông tin mình có về các hệ thống trang bị hiện hành cũng như triển vọng phù hợp để tiến hành các hoạt động chiến đấu dưới lòng đất.

Sự quan tâm của Bộ Lục quân Mỹ tới công nghệ và trang bị cho việc tiến hành chiến đấu trong điều kiện dưới lòng đất được xuất phát từ một số đặc điểm của các cuộc xung đột gần đây, trong đó một số đối phương của Mỹ tích cực sử dụng đường hầm và các công trình ngầm dưới lòng đất. Đáng chú ý, một số lượng lớn các mục tiêu ngầm được sử dụng tại Trung Đông. Ngoài ra, nhờ các đường hầm, tội phạm có tổ chức đang buôn lậu các loại hàng qua biên giới giữa Mỹ với Mexico và Canada.

Để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp này và để chống lại hiệu quả các nhóm vũ trang của đối phương, Lục quân Mỹ có thể cần những đơn vị đặc nhiệm được trang bị những vũ khí, phương tiện cần thiết và có thể hoạt động trong điều kiện dưới lòng đất.

Bộ Lục quân Mỹ muốn nhận được thông tin về các hệ thống hiện hành cũng như triển vọng cho phép nâng cao tiềm năng chiến đấu của các đơn vị “dưới lòng đất” của Lục quân. Tuy nhiên, vũ khí và việc trang bị cho tiến hành chiến đấu dưới lòng đất phải không gây hại cho binh sĩ, trong đó không được sử dụng các chất độc, còn khi sử dụng các phương tiện, vũ khí này thì không để hình thành các loại chất thải nguy hại hoặc xuất hiện các thành tố khác gây hại cho binh sĩ.

Trong tương lai, quân đội Mỹ sẽ có những đội đặc nhiệm có thể hoạt động một cách hiệu quả dưới lòng đất (Ảnh minh họa)

Một trong những yêu cầu chính được nêu ra cho các hệ thống triển vọng là tính cơ động. Tất cả các thành tố của vũ khí trang bị phải có kích cỡ và trọng lượng nhỏ để có thể cho phép mang vác đơn lẻ. Bên cạnh đó, vũ khí và trang bị không được cản trở sự cơ động của binh sĩ. Ví dụ, trong thành phần trang bị cho binh lính có thể bao gồm một số thiết bị leo núi, còn cả đội có thể được trang bị một hệ thống vận tải bằng robot.

Các binh sẽ phải được an toàn trước các loại súng máy cỡ nòng 7,62mm và lựu đạn của đối phương. Để đạt được điều đó trong thành phần của một ê-kíp triển vọng phải được trang bị các phương tiện bảo vệ tương ứng. Các hoạt động chiến đấu trong không gian hạn chế trong các hầm ngầm, công sự dưới lòng đất có liên quan tới việc tác động tới cơ quan thính giác nên cần xem xét phương án bảo vệ tương ứng.

Trong thành phần của ê-kíp binh sĩ này phải có các phương tiện trinh sát cho phép nghiên cứu tình hình và hoạt động được trong tình hình đó. Các binh sĩ đồng thời cũng phải nhận ra các mối nguy hiểm khác nhau, trong đó có các mối nguy hiểm về hóa học, hạt nhân và sinh học. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các binh sĩ có thể sử dụng các máy phân tích khí, các hệ thống phân tích toàn diện về môi trường xung quanh…

Khi hoạt động dưới lòng đất, các hệ thống liên lạc vô tuyến điện hiện có là chưa đủ hiệu quả. Do vậy, Bộ Lục quân Mỹ yêu cầu cung cấp thông tin về các hệ thống thông tin triển vọng có thể làm việc trong điều kiện dưới lòng đất. “Lực lượng dưới lòng đất” cần có hệ thống thông tin liên lạc có thể đảm bảo liên lạc thoại, truyền tải tín hiệu video và các thông tin về tình trạng chiến thuật.

Để thâm nhập vào một đường hầm phát hiện được cũng như thoát khỏi nó, binh sĩ phải có khả năng sử dụng hệ thống phá hủy. Để làm được điều đó, cần sử dụng các phương tiện vật liệu nổ, cơ khí, xạ kích hoặc nhiệt. Ví dụ về các hệ thống này có thể kể đến như các loại dụng cụ cơ khí hoặc thủy lực học, trước phải kể tới các dụng cụ chặt, cắt. Ngoài các phương tiện phá hủy, các phân đội “ngầm” cũng cần có các phương tiện bảo vệ. Đặc biệt cần chú ý rằng, các phương tiện phá hủy phải không gây hại cho binh lính.

Các hệ thống bảo đảm đời sống là một thành phần trang bị bắt buộc đối với các phân đội hoạt động dưới lòng đất. Trong quá trình chiến đấu dưới lòng đất có thể nảy sinh tình huống môi trường xung quanh không thuận lợi để thở do thiếu ôxy hoặc có các loại chất độc. Để giải quyết vấn đề này, ê-kíp chiến đấu cần phải có các hệ thống đánh giá chất lượng không khí cũng như các phương tiện bảo vệ cá nhân như mặt nạ phòng độc hoặc các thiết bị hỗ trợ hô hấp. Ngoài ra, binh sĩ cũng cần được trang bị các hệ thống thoát hiểm để nhanh chóng thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Các đường hầm và công sự ngầm mà binh sĩ hoạt động có thể không được trang bị hệ thống chiếu sáng. Do vậy, binh sĩ phải có các nguồn phát sáng đủ để đảm bảo cho hoạt động. Ngoài ra, ê-kíp chiến đấu còn có thể được trang bị các thiết bị đèn hồng ngoại thuận lợi cho việc đồng thời sử dụng cá thiết bị nhìn đêm.

Binh sĩ cũng cần có thông tin đầy đủ về cấu trúc của công sự dưới lòng đất nơi họ đang hoạt động, thậm chí cả thông tin về các đường tiếp cận cũng như hành trình của chúng… Lực lượng “dưới lòng đất” phải có được các thông tin tức thời về vị trí của các phân đội của ta và địch. Để đảm bảo những khả năng này, lực lượng này phải có khả năng thu thập thông tin độc lập với sự trợ giúp của các phương tiện trinh sát đặc biệt, cũng như có thể nhận thông tin từ các nguồn tin khác.

Tới cuối năm 2014, Bộ Lục quân Mỹ sẽ tiếp nhận đề xuất về việc thành lập các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực này.

Hiện Bộ Lục quân Mỹ đang thu thập những thông tin chung có liên quan đến lĩnh vực trên. Việc thu thập thông tin sẽ được hoàn thành vào mùa xuân năm nay và sau đó sẽ bắt đầu phân tích các các tài liệu thu được.

Nếu chương trình này thành công, trong thành phần của Quân đội Mỹ sẽ xuất hiện những phân đội đặc nhiệm có thể hoạt động một cách hiệu quả dưới lòng đất.

Sự xuất hiện của các phân đội này trước hết sẽ là mối đe dọa đối với các tổ chức khủ‌ng b‌ố đang tích cực chống Mỹ trong những năm qua. Ngoài ra, việc thành lập những phân đội đặc nhiệm có khả năng hoạt động trong các công sự ngầm còn mang lại những nguy cơ nhất định đối với những nước thứ ba. Học thuyết quân sự của phần lớn các nước đều đề cập tới việc triển khai dưới lòng đất các mục tiêu quan trọng: từ các bunke của bộ chỉ huy cho tới các hầm phóng tên lửa đạn đạo. Chính vì vậy, mục tiêu của các đơn vị đặc nhiệm mới này của Mỹ có thể không chỉ là lực lượng khủ‌ng b‌ố đang ẩn nấp dưới các hầm ngầm mà cả các mục tiêu quan trọng của các nước thù địch.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật