Doanh nghiệp phản pháo vụ dìm giá xi măng xuất khẩu

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trước thông tin cho rằng giá xi măng xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng 38-39 USD/tấn rẻ bằng 1/2 giá bán trong nước. Nhiều doanh nghiệp ngành xi măng đã lên tiếng phản pháo.
Doanh nghiệp phản pháo vụ dìm giá xi măng xuất khẩu
Ông Lương Quang Khải - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem)
Theo khảo sát của phóng viên, giá chào bán xi măng loại thông thường trên thị trường loại PCB 30 dao động từ 1,3-1,4 triệu đồng/tấn, loại PCB 40 từ 1,4-1,7 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, nhiều thông tin cho rằng giá xuất khẩu xi măng của Việt Nam trung bình chỉ dao động ở mức 37-38 USD tấn, tức là khoảng 770.000-850.000 đồng/tấn. 

Trao đổi với PV VnMedia, ông Lương Quang Khải - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) khẳng định đây là thông tin không phản ánh đúng thực tế.

-Thưa ông, có thông tin cho rằng, giá xuất khẩu xi măng của Việt Nam thấp hơn giá bán trong nước khoảng 50 % tương ứng 38-39 USD/tấn. Thông tin này có chính xác không?

Thông tin như vậy là không chính xác, hiện giá xuất khẩu clinker là 38-39 USD/tấn,  giá xi măng xuất khẩu là khoảng 50 USD/tấn.

Giá bán trong nước, xuất xưởng bình quân cũng tương đương giá xuất khẩu. Tuy nhiên, khi giao đại lý bán lẻ sẽ phải công thêm phí vận chuyển, khuyến mại, chiết khấu thì bán ra 55 USD/tấn.

Nếu tính ra, giá bán giao hàng tại nhà máy thì giá không thấp hơn bởi không phải tính chi phí vận chuyển, không phải tính chiết khấu, không phải tính khuyến mại, không phải tính lãi suất, không phải trả lãi suất ngân hàng.


-Với giá bán như vậy thì  lợi nhuận các doanh nghiệp khoảng bao nhiêu, thưa ông?

 

Lợi nhuận tùy thuộc vào các đơn vị có vay vốn ngân hàng hay không? chi phí tài chính nhiều hay ít. Có những đơn vị, ví dụ xi măng Hoàng Thạch, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lên tới 14%, nhưng có những đơn vị thì chỉ có vài phần trăm.

-Vậy theo ông, các doanh nghiệp họ đang thích xuất khẩu hay thích bán trong nước?

Xi măng là sản phẩm nặng cho nên bán thị trường gần, bán thị trường trong nước trước tiên là tốt nhất. Mang đi xa thì chi phí lớn mà giá cũng bình quân rồi, do đó, hiệu quả không cao. Do vậy, ai cũng mong muốn bán thị trường trong nước vừa kiểm soát dòng tiền tốt, vừa ổn định thị trường. Nhưng vẫn phải nghĩ đến xuất khẩu bởi đó là thị trường tuy nhiên khi xuất khẩu phải thống nhất nhau, phải liên minh thành những hội, hiệp hội để làm xuất khẩu.

-Rõ ràng như ông nói kinh doanh xi măng cũng là ngành kinh doanh khá lợi nhuận. Hiện nay đang có một xu hướng là một số doanh nghiệp nước ngoài cũng đã nhìn thấy lợi nhuận từ ngành xi măng và cũng đã nhìn thấy lợi nhuận từ lĩnh vực này, nhưng điều quan trọng là họ muốn mua lại các nhà máy xi măng, muốn mua lại các mỏ của mình vì mỏ mới là lợi thế của ngành xi măng. Có phải vậy không thưa ông?

Nếu nói ngành xi măng là ngành có lợi nhuận cao thì không phải, nó chỉ lợi nhuận với những đơn vị có tiềm năng về kỹ thuật, có hệ thống phân phối, có hệ thống tài chính vững, có hệ thống logistic thương hiệu thì mới mang lại lợi nhuận.

Còn những doanh nghiệp nhỏ lẻ, hệ thống phân phối không có, tiêu thụ nhiên liệu lớn thì khó có lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ sản xuất không mấy hiệu quả đã dừng sản xuất. Còn đối với nước ngoài và các tập đoàn liên quốc gia, họ luôn luôn muốn thâu tóm các doanh nghiệp xi măng.

Tôi cho rằng, phải ủng hộ các doanh nghiệp trong nước. Bởi vì nếu doanh nghiệp nước ngoài mua nhà máy xi măng là mua kèm luôn tài nguyên. Chúng ta đã phải mất bao nhiêu công sức, nếu chỉ vì vài trăm triệu đô, chúng ta cần giải quyết mà bán thì chưa nên, mà cần suy nghĩ cân nhắc.

-Bản thân ông là người quản lý ngành xi măng, ông có trăn trở về những nguy cơ này hay không? Và theo ông, điểm yếu của mình là gì, và họ đang đánh vào điểm yếu gì của mình?

Điều đó là có, sau khi thôn tính rồi, họ sẽ thôn tính thị trường và chúng ta sẽ chỉ làm thuê cho họ, điều này sẽ không có lợi. Theo tôi biết, các nước đều giữ tỷ lệ cơ cấu là vốn nước ngoài bao nhiêu, vốn trong nước bao nhiêu để tạo ra sự cạnh tranh và  tránh việc bị họ thâu tóm. Làm như vậy vừa nâng cao hiệu quả chung của toàn xã hội. Chính vì thế Vincem cũng rất cố gắng để giữ vững thị trường, vai trò của mình.

-Có một thực tế là giá xi măng trong nước chưa cao bởi chính các doanh nghiệp trong nước đang giẫm chân lên nhau để có khách hàng. Sự thật có phải như vậy không và Vicem có phương án gì để giải quyết tình trạng trên?

Điều đó chỉ đúng vào cuối năm 2012 - 2013 do chúng ta bị cạnh tranh, bán hàng thông qua môi giới dẫn đến thiệt hại lớn. Đứng trước tình trạng đó Vicem kêu gọi doanh nghiệp thống nhất toàn bộ đầu mối xuất khẩu, không để từng nhà máy riêng lẻ. Do vậy, cuối năm 2012 đến giữa 2013 giá clinke của Việt Nam tăng lên thêm 2USD và chúng tôi đang mong muốn Hiệp hội thống nhất nhau để nâng cao tính chuyên nghiệp của bán hàng xuất khẩu.

-14 triệu tấn xi măng xuất khẩu trong thời gian vừa qua theo ông có phải là khối lượng xuất khẩu quá lớn. Mọi người cho rằng, xi măng đang tập trung hướng tới xuất khẩu trong khi Chính phủ thì không khuyến khích điều đó. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Nói xuất khẩu nhiều hay ít phải căn cứ vào hiệu quả. Đó là lợi nhuận. Ví dụ như trong tình huống vừa rồi, thì theo tôi tỷ lệ là hợp lý, bởi vì không phải năm nào cũng xuất khẩu nhiều như vậy.

Năm 2014 chúng tôi cũng đã vạch ra chiến lược cụ thể, sản xuất trong nước là bao nhiêu tấn, xuất khẩu là bao nhiêu tấn, tính toán chi tiết kế hoạch marketing, tính toán từng vùng được bao nhiêu loại, loại sản phẩm này được bao nhiêu. Phải tính toán kỹ lên phương án tiêu thụ, phương án tài chính, chứ doanh nghiệp không phải cứ muốn xuất bao nhiêu là bán đâu.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật