Mối đe dọa với hệ thống phỏng thủ tên lửa của Mỹ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù đã chi hàng tỷ đôla trong nhiều thập kỷ qua nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chỉ đạt được kết quả khiêm tốn và tương lai của nó cũng được đánh giá là ảm đạm.
Mối đe dọa với hệ thống phỏng thủ tên lửa của Mỹ
Ảnh minh họa

Trong suốt kỷ nguyên hạt nhân, đặc biệt là từ những năm 1980, Mỹ luôn bị ám ảnh với việc phải xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược và nỗi ám ảnh này dường như ngày càng tăng.

Một báo cáo của Hiệp hội Kiểm soát vũ khí năm 2011 ghi nhận rằng Mỹ đã dành hơn 100 tỷ USD phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược. Ủy ban quan hệ Đối ngoại Mỹ năm ngoái cũng cho rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã chi khoảng 90 tỷ USD trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2013 và có kế hoạch chi khoảng 8 tỷ USD mỗi năm (chiếm 2% ngân sách cơ bản của Lầu Năm Góc) tới năm 2017 để phát triển hệ thống trên.

Như vậy, hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược có thể là một trong số những đầu tư tồi tệ nhất của bất kỳ hệ thống quân sự quan trọng nào trong lịch sử nước Mỹ, dựa vào chi phí hàng tỷ đô la trong nhiều thập kỷ qua mà kết quả mang lại rất hạn chế. Chắc chắn, Mỹ đã chứng tỏ đạt được một số tiến bộ đáng kể về hệ thống này trong những năm gần đây và trong một số trường hợp tốt nhất, các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang phát triển có thể sẽ là công cụ bảo vệ đáng tin cậy trong việc chống lại các mối đe dọa từ tên lửa của CHDCND Triều Tiên và Iran không tồn tại trong thực tế nhằm vào Mỹ.

Tuy nhiên, những nỗ lực phòng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ đang có nguy cơ cao trở thành hệ thống lỗi thời hơn bất thời điểm nào trong quá khứ. Một yếu tố mà từ lâu đã làm điêu đứng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến lược là sức mạnh hủy diệt của đầu đạn hạt nhân.

Nhưng điều này giờ không còn là mối đe dọa duy nhất đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đã đầu tư rất nhiều trong những năm qua cũng như trong tương lai. Đáng chú ý là sự xuất hiện của tên lửa siêu thanh có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa đã lỗi thời.

Tên lửa siêu thanh đặt ra hai thách thức khác nhau đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại. Một là, tên lửa siêu thanh có tốc độ cao hơn nhiều so với những gì mà các hệ thống phòng thủ tên lửa được xây dựng để chống lại. Tên lửa siêu thanh về mặt kỹ thuật được xác định là những tên lửa có tốc độ bay từ Mach 5 đến Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh), hay từ 6.000-12.000 km/giờ. Ngược lại, tên lửa hành trình hiện đại hiện nay có tốc độ trong khoảng 30-36km/giờ.

Hai là, tên lửa siêu thanh có tầm bay thấp hơn và có khả năng cơ động cao hơn so với các tên lửa được bắn từ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Mỹ. Richard Fisher, một chuyên gia quân sự nhận định: “Sự vượt trội của tên lửa này ở chỗ là nó có thể tấn công chính xác với vận tốc siêu thanh ở độ cao tương đối thấp và quỹ đạo bay phẳng, điều làm nó ít bị tổn thương hơn nhiều trước các hệ thống phòng thủ tên lửa”.

Trong khi đó, Mỹ vẫn đang tích cực đẩy mạnh các chương trình phòng thủ tên lửa. Đạo luật Quyền phòng thủ Quốc gia 2013 của Mỹ đã cho phép Lầu Năm Góc xem xét xây dựng hệ thống phòng thủ tại bốn địa điểm ở miền đông nước này để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm năng bằng tên lửa đạn đạo của Iran. Theo Reuters, Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch đề nghị Quốc hội chi thêm 4,5 tỷ USD đầu tư cho hệ thống phòng thủ tên lửa trong vòng 5 năm tới.

Trong bối cảnh thắt lưng buộc bụng về tài chính và theo một số nhà phân tích, đang có một cuộc chạy đua tên lửa siêu thanh mới giữa một số cường quốc lớn trên thế giới (Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), Mỹ lại vẫn tiếp tục đầu tư hàng tỷ đô la cho công nghệ mà rất có thể sẽ trở nên lỗi thời trước khi nó được triển khai đầy đủ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật