Những ưu tiên đối ngoại của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
2014 sẽ tiếp tục là một năm khá bận rộn đối với các quan chức Chính quyền Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Những ưu tiên đối ngoại của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel R.Russel tại cuộc họp báo

Mỹ đang tích cực thực hiện chiến lược tái cân bằng tại khu vực và trong những tháng tới sẽ nỗ lực hợp tác về các vấn đề kinh tế, an ninh và môi trường, đồng thời tăng cường các mối quan hệ đồng minh và đối tác tại châu Á-Thái Bình Dương.

Phát biểu trước các phóng viên tại Trung tâm báo chí nước ngoài vào sáng 5/2 (theo giờ Hà Nội), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương, Daniel R.Russel, tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ trong việc thực hiện sự can dự và chiến lược tái cân bằng tại châu Á-Thái Bình Dương.

Theo ông Russel, Mỹ đang huy động nhiều nguồn lực ngoại giao và nguồn lực hỗ trợ để thúc đẩy các mục tiêu của Washington trong khu vực.

Mỹ đang đặt trọng tâm vào các vấn đề phát triển kinh tế, năng lượng, giao lưu nhân dân và giáo dục, bởi vì sự thịnh vượng và hòa bình ở châu Á-Thái Bình Dương đồng nghĩa với việc mang lại cơ hội cho tất cả người Mỹ và tất cả các nước trong khu vực.

Về lĩnh vực kinh tế, Mỹ tin tưởng chắc chắn rằng việc đầu tư thời gian, sức lực, chia sẻ trí tuệ và vật chất tại châu Á-Thái Bình Dương là sự đầu tư thông minh.

Đó là lý do tại sao Washington đang nỗ lực thực thi các sáng kiến, bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), để hỗ trợ sự tăng trưởng và tạo việc làm trong khu vực.

Mỹ cũng đang hợp tác với các đối tác quan trọng, nhất là Trung Quốc về các giải pháp kiểm soát môi trường và những cách thức giải quyết khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trong lĩnh vực an ninh, Mỹ đang nỗ lực hiện đại hóa các mối quan hệ đồng minh và đảm bảo có thể hợp tác liên tục với các đối tác nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng và những vụ việc bất ngờ.

Mỹ rất lo ngại trước những diễn biến gần đây trên biển Hoa Đông cũng như trên biển Đông, đặc biệt là các hành động đơn phương, mang tính khiêu khích, và những đòi hỏi chủ quyền không mang tính ngoại giao và không có cơ sở pháp lý. Kiểu hành động đó làm dấy lên những quan ngại về sự tôn trọng luật pháp và các mục tiêu lâu dài của một số nước trong khu vực.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel nhấn mạnh, là một cường quốc hàng đầu trên thế giới, Washington có lợi ích rất lớn trong việc đảm bảo châu Á-Thái Bình Dương vẫn là một khu vực mở, một khu vực thịnh vượng và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Việc duy trì một chế độ hàng hải mở dựa trên luật pháp đã có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, ổn định và tăng trưởng kinh tế ấn tượng của khu vực.

Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải, hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở, và trong việc tôn trọng luật pháp quốc tế và hòa bình trên biển.

Mỹ thực thi một lập trường kiên quyết đó là tất cả các tuyên bố chủ quyền biển đảo phải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Liên quan tới việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và có thể còn mở rộng sang cả Biển Đông, ông Russel khẳng định, Mỹ không công nhận Khu vực ADIZ.

Tuyên bố của phía Trung Quốc không làm thay đổi phương thức hoạt động của Chính phủ Mỹ hoặc cách thức Mỹ tiến hành các chiến dịch quân sự trong khu vực.

Mỹ xem đó là hành động không phù hợp với sự ổn định khu vực và chỉ làm gia tăng những căng thẳng vào thời điểm lẽ ra những căng thẳng đó cần được giảm bớt.

Mỹ cũng xem đây là một động thái làm gia tăng, chứ không làm giảm nguy cơ tính toán sai lầm, nguy cơ đối đầu quân sự hoặc nguy cơ xảy các vụ việc bất ngờ.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh: “Hành động đó cản trở sự tự do lưu thông trên không phận quốc tế và dấy lên những quan ngại về ý định và cách thức giải quyết căng thẳng của Trung Quốc với các nước láng giềng, nhất là vào một thời điểm nhạ‌y cả‌m và các khu vực nhạ‌y cả‌m”.

Mỹ hối thúc Trung Quốc không thực hiện vùng nhận dạng phòng không, và dĩ nhiên không lập lại điều đó ở các khu vực nhạ‌y cả‌m khác, đặc biệt là tại Biển Đông”.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đồng thời kêu gọi Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc giải quyết những căng thẳng nảy sinh gần đây và tìm cách hợp tác để xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt. Ông nhấn mạnh mọi căng thẳng nên được giải quyết và cần được giải quyết hòa bình bởi tất cả các bên liên quan

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật