Ai thắng, ai bại?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc bầu cử sớm được tổ chức hôm 2-2 vẫn không thể giúp chấm dứt khủng hoảng chính trị ở Thái Lan.
Ai thắng, ai bại?
Thủ tướng Yingluck đang đứng trước cơ hội tái đắc cử lần hai. Ảnh: Reuters

Người biểu tình chống chính phủ đã thành công trong việc phá vỡ bầu cử diễn ra hôm 2-2 khi chỉ có 89% điểm bỏ phiếu hoạt động.

Những điểm bỏ phiếu ở phía nam Thái Lan, nơi phong trào biểu tình chống chính phủ hoạt động mạnh mẽ nhất, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người biểu tình chặn đường khiến khoảng 11% số điểm bầu cử phải đóng cửa, làm cho hàng triệu người không có cơ hội bỏ phiếu trong ngày 2-2, Tổng thư ký Ủy ban Bầu cử Puchong Nutrawong cho biết. Các điểm bầu cử này sẽ được tổ chức lại nhưng có thể phải mất vài tháng. Với sự gián đoạn này, ít nhất là sau ngày 23-2 mới có kết quả bầu cử.

Đêm trước thềm bầu cử cũng bùng nổ cuộc chiến đẫm máu khi các tay súng đeo mặt nạ bắn vào người biểu tình chống chính phủ, khiến 7 người bị thương. Tính đến nay, cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng qua đã cướp đi sinh mạng của 10 người và khiến 577 người bị thương, trong khi vẫn tiếp tục đập dập nền kinh tế của quốc gia Chùa Vàng.

Chính phủ lâm thời của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang chịu áp lực tìm chìa khóa cho bế tắc chính trị này. Áp lực này phần lớn bắt nguồn từ giới kinh doanh, vốn chịu nhiều thiệt hại trong hơn 3 tuần của chiến dịch “đóng cửa Bangkok”. Niềm tin vào nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đang sút kém. Chính phủ cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP từ 5,1% (26-12) xuống chỉ còn 4% trong khi Giám đốc của Văn phòng Chính sách tài chính cảnh báo, nếu các cuộc biểu tình tiếp tục, tăng trưởng GDP trong năm 2014 có thể ít hơn 2%. Các nhà phân tích rủi ro chính trị tiếp tục hạ cấp ổn định đất nước cho các nhà đầu tư.

Thủ tướng Yingluck dường như nắm chắc phần thắng trong cuộc bầu cử lần này mặc dù số phiếu có thể sẽ vơi đi ít nhiều. Thứ nhất, bà Yingluck bị mất hình ảnh đi nhiều do những tranh cãi về trợ cấp gạo khi chính phủ không trả tiền cho nông dân như đã cam kết. Thứ hai, việc bà cố gắng thông qua dự luật ân xá, mở đường cho cựu Thủ tướng Thaksin về nước và làm bùng nổ biểu tình cho đến nay, cũng làm mếch lòng nhiều người dân. Tuy nhiên, khi biểu tình trở thành cố hữu, đó cũng là lúc để chứng tỏ lòng trung thành của những người ủng hộ đảng Peau Thai. Thật vậy! Có thể đảng Dân chủ sẽ có được sự ủng hộ lớn hơn trước, tạo đà cho những cuộc bầu cử sau, nhưng họ lại quyết định tẩy chay cuộc bầu cử, khoét sâu thêm vết thương vốn đã thê thảm nhất của đất nước. Đảng Dân chủ ngày 4-2 còn đệ đơn kiến nghị lên Tòa án Hiến pháp đòi hủy bỏ cuộc bầu cử vừa qua.

Bế tắc này càng thêm lửa cho những tin đồn đảo chính tại quốc gia từng trải qua 18 cuộc đảo chính quân sự kể từ năm 1932 và thậm chí là mở ra “cơ hội” cho một cuộc nội chiến. Quân đội cho đến nay vẫn úp mở trong tuyên bố có can thiệp hay không nếu bạo lực leo thang, chứng tỏ sự kiềm chế mạnh mẽ của lực lượng quyền lực này. Mỹ cũng tuyên bố phản đối đảo chính quân sự tại Thái Lan và cho biết “quan ngại các căng thẳng chính trị” đang thách thức nền dân chủ của quốc gia Đông Nam Á này. Thủ đô Bangkok vẫn điềm tĩnh song tại “thủ đô phía bắc” của đất nước, Chiang Mai, lo ngại đang tăng cao khi phe ủng hộ chính phủ tuyên bố sẽ chào đón gia đình Shinawatra trở lại để thiết lập nguồn vốn tạm thời chống lại bất kỳ cuộc đảo chính nào.

Có lẽ, nói về nội chiến là quá sớm nhưng rõ ràng tình hình ở Thái Lan chắc chắn sẽ leo thang hơn nữa. Người biểu tình chống chính phủ thề sẽ tiến hành các cuộc tuần hành quy mô lớn hơn ở trung tâm Bangkok và thúc đẩy kế hoạch hủy kết quả cuộc tổng tuyển cử diễn ra trong bầu không khí căng thẳng vừa qua.  Nhà vua tôn kính của Thái Lan có thể sẽ lên tiếng để buộc hai bên đàm phán. Nhưng liệu ông có sẵn sàng làm như vậy là một câu chuyện khác.

Áp lực này, một lần nữa, đang kéo những người biểu tình chống chính phủ và đảng Dân chủ đối lập ngồi vào bàn thương lượng. Đàm phán là giải pháp cuối cùng. Và đó mới là chiến thắng!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật