Từ niềm tin tới hành động

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng được thể hiện tích cực hơn.
Từ niềm tin tới hành động
Ảnh minh họa

Gieo hạt giống niềm tin

Trong giai đoạn 2011-2013, có một thực tế đã được nói tới rất nhiều, song cũng cần khẳng định lại: kinh tế vĩ mô (KTVM) ổn định, lạm phát được đưa xuống mức một con số, thị trường ngoại hối hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát… Dưới góc độ thị trường, đây là những cơ sở quan trọng khiến cho lòng tin của các nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước được phục hồi và củng cố. Theo đó, hoạt động đầu tư bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại từ năm 2013, đặc biệt là với các NĐT nước ngoài.

Một trong những thành tựu của năm 2013 là việc kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất đã giúp cả ba khu vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tăng trưởng, qua đó giúp GDP cả năm tăng 5,42%. Một dấu hiệu khác cũng cho thấy, niềm tin của DN trong nước tăng là việc số DN đăng ký thành lập mới trong năm 2013 đạt gần 77 nghìn DN, tăng 10% so với năm trước.

Bên cạnh đó, nhờ những biện pháp quyết liệt trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), lãi suất đã được điều hành theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến KTVM và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN. Mặt bằng lãi suất đã trở về ngang bằng giai đoạn 2005-2006, nên nhiều DN đã cảm thấy "dễ thở" hơn khi xác định nguồn tài chính cho các dự án sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, niềm tin của NĐT nước ngoài thậm chí còn thể hiện sự đi lên ổn định và tích cực hơn. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký ước đạt 21,6 tỷ USD và tổng vốn giải ngân ước đạt 11,5 tỷ USD trong năm 2013. Đây là các mức cao nhất 4 năm qua của dòng vốn FDI. Lĩnh vực công nghiệp chế biến thu hút vốn FDI mạnh nhất trong 2013, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký. Đáng chú ý là trong những tháng cuối năm 2013, hoạt động tìm hiểu cơ hội hợp tác của các NĐT nước ngoài được thúc đẩy mạnh. Liên tiếp các chương trình, diễn đàn, hội thảo về kinh doanh được tổ chức, thu hút các NĐT đến từ châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…

Với nền tảng KTVM và chính trị ổn định, giá nhân công cạnh tranh, vị trí địa lý thuận lợi trong khi vấn đề tỷ giá không còn là nỗi quan ngại lớn như trước đây là những yếu tố khiến các NĐT ngoại đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội phát triển kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt ở những lĩnh vực được cho là hứa hẹn như bán lẻ, điện tử, công nghệ thông tin và hàng hóa tiêu dùng.

Gặt trái lành hành động

Tuy nhiên, tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt do tổng cầu yếu, nợ xấu cao, các khó khăn từ các thị trường bên ngoài… nên các NĐT, đặc biệt là NĐT trong nước chưa mạnh dạn tái đầu tư hoặc đầu tư mới. Điều đó cho thấy, niềm tin và kỳ vọng của các NĐT, đặc biệt là các NĐT trong nước về một tương lai kinh tế sáng sủa hơn vẫn chưa thực sự vững chắc. "Niềm tin của khu vực tư nhân vẫn yếu trong bối cảnh sức cầu chưa cải thiện.

Đặc biệt, họ sẽ rất nhạ‌y cả‌m nếu có bất kỳ sự bất ổn nào thêm nữa của kinh tế toàn cầu hay các thông tin tiêu cực liên quan đến rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng và DNNN", bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhìn nhận.

 


Ổn định vĩ mô tạo điểm tựa cho phát triển của doanh nghiệp

Còn theo chia sẻ của ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê gần đây, tuy số DN mới thành lập tăng lên, nhưng quy mô lại giảm khi tổng vốn đăng ký chỉ đạt gần 400.000 tỷ đồng (giảm 15% so với năm trước) và năng lực sản xuất cũng thấp hơn. Cùng lúc đó, số lượng DN giải thể hoặc ngừng hoạt động trong năm qua cũng lên tới con số trên 60 nghìn, tăng 12% so với năm trước. Tăng trưởng tín dụng vào những tháng cuối năm, đã gần đạt được mục tiêu tăng trưởng 12% NHNN đưa ra đầu năm (đến ngày 30/12/2013, TTTD đạt 11,91%)...

Những số liệu như vậy có thể chưa nói hết, nói đủ những quan ngại của cộng đồng các NĐT và DN, nhưng đã phần nào cho thấy các khó khăn sẽ còn tiếp tục.

Phàm đã là DN, ai cũng muốn sẽ vay được vốn với lãi suất thấp, ai cũng muốn tỷ giá và các yếu tố KTVM khác ổn định. Theo nhìn nhận của Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Sumit Dutta, những điều kiện như vậy tại thị trường Việt Nam hiện đều đã có. Nhưng bên cạnh đó, DN cũng cần các yếu tố khác hỗ trợ, trong đó, quan trọng nhất là hàng hóa họ sản xuất ra phải bán được. "Tôi cho rằng, đây chính là mấu chốt của vấn đề hiện nay. Nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn yếu, trong khi hàng hóa xuất khẩu ra ngoài tuy vẫn tăng trưởng tốt nhưng cũng không thể bằng như trước đây" - vị Tổng giám đốc này nói.

Theo ông Sumit, để phục hồi được tiêu dùng thì cần phục hồi được niềm tin tiêu dùng trở lại. Một câu nói dường như đã trở thành "nổi tiếng" mà vị CEO này nhiều lần nhắc đi nhắc lại: "Hãy gieo vào lòng mọi người niềm tin ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay". Khi đó, mọi người sẽ tự tin ra ngoài nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn trong khoản thu nhập mà họ kiếm được. Điều này sẽ giúp các DN bán được sản phẩm, cũng như dịch vụ của mình, niềm tin của DN cũng nhờ đó mà khởi sắc và họ sẽ tiếp tục vay vốn trở lại. Qua đó dần xóa bỏ được tâm lý tiếp tục chờ đợi của nhiều DN hiện nay.

 


Công nghiệp chế biến, chế tạo có dấu hiệu phục hồi

Nhìn nhận ở góc độ vĩ mô, bà Kwakwa cho rằng, những nỗ lực để hỗ trợ tăng trưởng nên tập trung hơn vào việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh dài hạn của các DN, bao gồm việc thông qua hỗ trợ để nâng cấp công nghệ và đổi mới, phát triển kỹ năng và năng lực quản lý. Bà Kwakwa cũng cho rằng, trong khi sự ổn định KTVM là quan trọng thì các cải cách cơ cấu là chất xúc tác chính cho đầu tư tư nhân. "Trong đó, loại bỏ các rào cản quan liêu thông qua cải cách hành chính là rất quan trọng để đạt được những cải thiện trong môi trường kinh doanh. Cùng với đó, việc tập trung vào cải cách DNNN và lĩnh vực ngân hàng cần được thúc đẩy", bà Kwakwa khuyến nghị.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ đặt ra trong năm 2014 là tiếp tục rà soát, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn vay và đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, tăng cường kiểm soát thị trường giá cả. Như vậy, một vấn đề rất lớn tiếp tục đặt ra trong năm tới là cần củng cố hơn nữa niềm tin của các DN thông qua các chính sách và biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn từ các cơ quan quản lý.

Cùng với đó là các giải pháp đồng bộ để kíc‌h thí‌ch tiêu dùng tăng trở lại trong khi tiếp tục nỗ lực giải quyết các vấn đề còn tồn tại của nền kinh tế. Kỳ vọng với các nỗ lực và quyết tâm từ các bên, các khó khăn của cộng đồng DN, NĐT sẽ được tháo gỡ và 2014 sẽ là năm của hành động để củng cố niềm tin, niềm tin để thúc đẩy hành động.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật