Thái Lan chuẩn bị cho “cuộc chiến trường kỳ”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giới quan sát nhận định, khủng hoảng chính trị Thái Lan đang có chiều hướng kéo dài và bế tắc, cần đến “một bên thứ ba“ can thiệp.
Thái Lan chuẩn bị cho “cuộc chiến trường kỳ”
Lãnh đạo phe biểu tình Suthep Thaugsuban cùng người biểu tình xuống phố (Ảnh: Reuters)

Lãnh đạo phe biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban ngày 19/1 hối thúc những người tham gia các cuộc tuần hành ở thủ đô Bangkok kêu gọi thêm gia đình và bạn bè tham gia hoạt động này.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Thái Lan dự báo có nhiều khả năng sẽ xảy ra B.L khi người biểu tình tăng cường chiến dịch đóng cửa thủ đô cho dù chiến dịch suốt bảy ngày qua không đạt được mục tiêu nào.

Lời kêu gọi ông Suthep đưa ra sau 2 vụ nổ trong khu cắm trại của phe biểu tình hôm qua làm ít nhất 28 người bị thương, trong đó có 7 người bị thương nặng. Các vụ nổ xảy ra chỉ 2 ngày sau vụ đánh bom nhằm vào đoàn người biểu tình hôm 17 tháng 1 làm 1 người thiệt mạng và 35 người bị thương.

Dựa trên các bằng chứng, băng video quay lại và các nhân chức ở khu vực này, Trung tâm Thực thi trật tự và hòa bình của Thái Lan (CAPO) kết luận "vụ đánh bom trước đó là do những người đi trong đoàn tạo ra chứ không phải ném từ trên cao xuống".

Lúc xảy ra sự việc, cảnh sát cũng bị người biểu tình chặn không cho tiếp cận hiện trường. Truyền thông Thái Lan dẫn kết luận điều tra sơ bộ của cảnh sát cho biết, chốt giật nổ được vứt tại hiện trường của quả bom đầu tiên giống với chốt giật nổ của quả bom ném vào đoàn người biểu tình do ông Suthep dẫn đầu.

Tư lệnh lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha lên tiếng "lấy làm tiếc" về các vụ nổ xảy ra gần đây và chỉ thị cho quân đội phối hợp với Trung tâm Thực thi trật tự và hòa bình lập các chốt an ninh nhằm ngăn chặn các vụ tấn công tương tự xảy ra.

Hiện nay, chính phủ vẫn sử dụng luật an ninh nội địa để đối phó với làn sóng biểu tình, song nếu tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát, chính phủ có thể sẽ xem xét áp dụng luật tình trạng khẩn cấp.

Các vụ tấn công kiểu này được đánh giá là sẽ kích động thêm nhiều người xuống đường biểu tình phản đối nhằm đòi công lý cho nạn nhân và điều này có thể khiến tình hình căng thẳng càng trở nên tồi tệ.

Phát biểu trước hàng trăm người tại buổi tưởng niệm một người biểu tình thiệt mạng trong vụ nổ hôm 17/1, cựu Thủ tướng Ahbisit Vejjajiva - lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập cho biết: “Tôi không muốn chứng kiến thêm bất cứ vụ B.L nào nữa. Tôi lên án hành động B.L của tất cả các bên. Vấn đề là tại sao lại có nhiều vụ bạo lực như vậy mà họ chưa bắt được nghi phạm nào”.

Trang tin điện tử của báo Bangkok Post nhận định, chiến dịch “đóng cửa Bangkok” thực tế không mang lại đột phá nào về mặt chính trị cho phe biểu tình nhưng ít nhất cũng đang dồn chính phủ tạm quyền vào chân tường. Do đó, phe biểu tình có thể đã sẵn sàng cho 1 “cuộc chiến trường kỳ” với chính phủ.

Về phía chính phủ, một nguồn tin từ Hạ viện Thái Lan cho biết, bà Yingluck đang tìm cách đàm phán với lãnh đạo phe biểu tình qua sự trung gian hòa giải của quân đội và các nhóm doanh nhân. Thủ tướng tạm quyền cũng phát đi những tín hiệu "sẵn sàng từ chức và hoãn bầu cử" với điều kiện gia đình bà được an toàn, song phe biểu tình "không đáp lại lời đề nghị đó một cách rõ ràng". Chính vì thế, bà Yingluck không thể từ chức vào lúc này.

Trong khi đó, Trung tâm quản lý hòa bình và trật tự (CAPO) - được lập ra để ứng phó với các cuộc biểu tình, đang có sự chia rẽ về quan điểm - giữa một bên muốn bắt giữ ông Suthep để phe biểu tình “như rắn mất đầu”, và một bên lo ngại hành động này sẽ khiến B.L bùng phát mạnh hơn. Thách thức của chính phủ tạm quyền là làm sao kiềm chế được bất ổn và B.L, ít nhất là đến cuộc bầu cử ngày 2/2 tới.

Giới quan sát, trong đó có nhà phân tích Wutthisarn Tanchai thuộc Học viện King Prajadhipok nhận định, khủng hoảng chính trị tại Thái Lan đang đang có chiều hướng kéo dài, làm gia tăng những đối đầu và bế tắc cũng như khả năng cần đến “một bên thứ ba” can thiệp và cũng có thể "không nhất thiết đó phải là quân đội"

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật