Chu‌yện tìn‌h người phụ 15 năm tìm thuốc chữa bệnh cho chồng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đến nhiều ngày sau không thấy bà ấy về, tôi nhờ người làng đi tìm nhưng không ai tìm thấy. Khi đinh ninh có điều dữ xảy ra thì bà ấy về. Dù người lem luốc, đầy vết cào xước nhưng miệng vẫn cười với cây thuốc trên tay“.
Chu‌yện tìn‌h người phụ 15 năm tìm thuốc chữa bệnh cho chồng
Bà Linh thay áo cho chồng.

Vợ chồng ông Đinh Văn Chương (SN 1937) và bà Đinh Thị Linh (SN 1939) đã viết nên một chu‌yện tìn‌h cổ tích giữa đại ngàn. Đáng khâm phục hơn, người vợ trước sau giữ trọn lòng thủy chung khi suốt 15 năm lặn lội tìm thuốc chữa bệnh cho chồng.

chu‌yện tìn‌h thời khói lửa

Những năm 1960, đất nước đang thời chiến tranh chống Mỹ ác liệt. Làng bản tại xã Canh Thuận (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) bị bom đạn cày nát, dân làng phải di chuyển từ đồi nọ đến núi kia. Nơi bản làng vùng cao người Ba Na có nàng Linh mang vẻ đẹp hoang dại, say đắm lòng người. Dân làng ví bà như một bông hoa rừng, tràn trề sức sống mà vẫn dịu dàng, đằm thắm. Tiếng hát bà ngân nga vang vọng núi đồi, làm mê mẩn bao trai làng. Thấm thoắt mấy mùa xuân qua đi, bà Linh đến tuổi bắt chồng. Dù sống trong thời chiến, bà vẫn được nhiều chàng trai ưng lòng theo đuổi. Không giống như những người bạn cùng trang lứa, bà đều từ chối khéo và tình nguyện tham gia vào đội dân quân du kích xã.

Ở ngôi làng bên kia quả đồi, chàng trai Chương khi còn thiếu niên cũng hăng hái tham gia cách mạng và lúc này đã trở thành một tiểu đội trưởng. Vì địch càn quét, đơn vị ông Chương đành phải rút lên núi cao hoạt động. Càng ngày, cuộc chiến càng khốc liệt, đơn vị rơi vào cảnh bị cô lập. Để hỗ trợ cho các chiến sỹ trên núi cao, các cô gái thanh niên xung phong mang lương thực, thuốc men từ làng lên tiếp tế. Trong những lần dân quân gặp gỡ, chàng tiểu đội trưởng được biết đến cô thanh niên xung phong nhỏ nhắn, xinh đẹp. Hình bóng cô gái ấy mãi vương vấn, theo ông từng trận chiến. Đó chính là bà Linh, vợ ông bây giờ.

Năm 1966, khi cuộc chiến tạm lắng xuống, đơn vị ông Chương được cử xuống làng giao lưu với dân. Ban ngày, mọi người lao động sản xuất, đêm đến cùng nhau vui chơi múa hát bên ánh lửa trại. Thầm thương trộm nhớ bấy lâu, nay có dịp được làm quen, người tiểu đội trưởng Chương vui hơn ai hết. Lửa trại được thắp lên, mọi người cùng nhảy múa nhịp nhàng theo điệu cồng điệu chiêng. Chàng tiểu đội trưởng lấy can đảm đến làm quen cô gái xinh đẹp nhất làng. Sau nhiều lần gặp gỡ, hai người trở nên thân thiết. Tuy ánh mắt trao nhau đầy ắp tình cảm nhưng họ vẫn chỉ dừng lại ở đó. Gặp nhau chốc lát, ông Chương phải lên đường cùng đơn vị.

Con tim thôi thúc, ông Chương nhiều lần nghĩ đến chuyện trăm năm với bà Linh. Chẳng biết bà đã có người thương chưa, ông Chương nhờ đồng đội xuống làng lân la tìm hiểu. Biết Linh là một cô gái nết na thùy mị, được nhiều người ưng bụng nhưng vẫn chưa phải lòng ai, ông Chương mừng rỡ vô cùng. Gần một năm thầm thương trộm nhớ, mùa đông năm ấy, ông Chương mới dám ngỏ lời. Bà Linh bấy lâu ngưỡng mộ ông nên lúc đó e thẹn gật đầu. Trước đơn vị và bản làng, một đám cưới đơn sơ được tổ chức, hai ông bà nên duyên chồng vợ từ ngày đó.

Được phép ở nhà cùng vợ nửa tháng nhưng mới 5 ngày, ông Chương nhận được thư hỏa tốc phải lên đường ngay trong đêm. Vợ chồng trẻ mới cưới buộc phải xa nhau mà không có giờ phút lưu luyến. Không được ở bên nhau, gặp nhau cũng chỉ được ít phút ngắn ngủi, ông bà cùng mong sớm đến ngày chiến thắng, vợ chồng đoàn tụ. Không ngờ chiến tranh dai dẳng, ba đứa con chào đời mà ông bà vẫn trong cảnh chồng tiền tuyến, vợ hậu phương. Để chồng yên tâm chiến đấu, bà Linh ở nhà vừa phải tự chăm sóc ba mẹ con vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ giao liên, tiếp tế cho chồng. Đến năm 1975, đất nước thống nhất, hai vợ chồng ông bà mới đưa nhau về làng cũ chung sống trong niềm hạnh phúc trọn đầy.

15 năm tìm phương thuốc cứu chồng

Trên nền mảnh đất bị bom đạn cày phá, hai ông bà dựng lên căn nhà che mưa che nắng. Vừa thoát khỏi cảnh chiến tranh, dân làng lại chịu cảnh đói nghèo. Bà Linh cùng chồng khai khẩn đất đai canh tác, cùng no đói có nhau chăm lo cho các con. Được 5 năm gắn bó hạnh phúc, ông Chương bị bệnh tật hành hạ. Dù chạy chữa đủ mọi phương thuốc nhưng vẫn không khỏi, bà Linh dìu chồng xuống huyện chữa trị rồi xuống tận bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Bác sỹ kết luận ông bị suy thận và loét dạ dày và cần phải nằm viện điều trị.

Biết bệnh chồng khó chữa, bà Linh bươn chải, chạy vạy kiếm tiền thuốc thang. Chẳng mấy chốc, gia đình bà lâm vào cảnh đói nghèo triền miên. Chồng đau bệnh không còn lao động được nữa, con nheo nhóc, bà Linh một mình cáng đáng mọi việc lớn bé trong nhà. Sáng lặn lội lo việc ruộng nương, chiều đến lại vượt cả chục cây số xuống huyện để bắt xe đi thăm chồng. Tối lại về chăm đàn con thơ dại. Những ngày chồng nằm viện, mọi người đã quen với hình ảnh bà Linh một thân một mình ngược xuôi lo việc nhà chăm sóc chồng con.

Ngược dòng ký ức, bà Linh tâm sự: "Ngày ấy làm gì có đường như bây giờ, làng cách bệnh viện hơn 10 cây số nhưng phải băng qua 5 ngọn đồi, 2 con suối, đi cả buổi mới tới huyện. Khi ông ấy xuống tỉnh chữa bệnh, tôi phải xuống huyện rồi phải bắt xe đi gần 50 cây số nữa mới tới nơi. Một tháng đi chẳng biết bao nhiêu lần, đi đến mấy năm trời mà không chữa được bệnh phải đưa chồng về".

Khổ nỗi biết bệnh tình nhưng chữa trị mãi mà ông Chương chẳng khỏi. Bà Linh trong cơn tuyệt vọng đành đưa chồng về nhà thuốc thang, rau cháo qua ngày. Ngày ngày nhìn chồng vật vã trong cơn đau, người vợ đứng ngồi chẳng yên, đêm đến cũng thao thức vì thương chồng. Vậy nên mỗi lần nghe ở đâu có thầy giỏi, bài thuốc hay dù xa đến mấy bà đều tìm đến thỉnh cầu với hy vọng cứu chồng. Có lần nghe người làng mách trên núi cao có cây thuốc chữa bệnh, bà một mình gùi cơm gùi sắn đi tìm. Ông Chương biết được ý định của vợ ra sức ngăn cản nhưng rồi bà cũng nhất quyết trốn đi.

Nhìn vợ với ánh mắt trìu mến, ông Chương kể: "Bà ấy (ý nói bà Linh - PV) đi nhiều lần nhưng bệnh không đỡ nên tôi cũng chán nản phó mặc cho ông trời, nhưng bà ấy thì không. Lần đó tôi khuyên bà ấy đừng đi vì đường sá xa xôi nhiều nguy hiểm. Bà ấy ban đầu cũng chịu nghe nhưng mờ sáng hôm sau lặng lẽ đi lúc nào chẳng hay. Đến nhiều ngày sau không thấy bà ấy về, tôi nhờ người làng đi tìm nhưng không ai tìm thấy. Khi đinh ninh có điều dữ xảy ra thì bà ấy về. Dù người lem luốc, đầy vết cào xước nhưng miệng vẫn cười với cây thuốc trên tay".

Năm 1995, may mắn cuối cùng đã mỉm cười khi những phương thuốc dân gian mà bà tìm kiếm mang về đã giúp ông Chương khỏi bệnh. Chẳng những bớt bệnh mà mạnh khỏe trở lại và sống cùng bà đến bây giờ. Khi hai mái đầu đã bạc trắng, ông bà vẫn tâm sự cùng nhau về quãng đời 15 năm ấy.

Gần 50 năm gắn bó, giờ ông bà vẫn hạnh phúc trong ngôi nhà sàn nhỏ của mình. Các con ông bà đều trưởng thành, lập gia đình và có cuộc sống ổn định. Mỗi khi gia đình sum họp, ông bà lại bận rộn với 10 đứa cháu lớn bé vây quanh. Càng vui hơn khi cháu lớn đã học đến bậc trung cấp, đối với bản làng nơi hẻo lánh này thì đó là sự hãnh diện. Tuổi già sức yếu nhưng ông Chương vẫn được mọi người tin tưởng bầu làm Già làng uy tín. Trong khi đó, bà Linh lại trở thành một tấm gương sáng cho con gái phụ nữ trong làng noi theo. Những câu chuyện kể về bà được truyền tai nhau khắp làng bản. Một người phụ nữ kiên cường trong chiến đấu, một người vợ đảm đang tháo vát và lòng thủy chung cao tựa như ngọn núi sau làng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật