“Học nghề...“oải“ lắm ai ơi!“

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Teen nhà mình thốt lên như thế khi nhận được thông báo “lớp 11 phải học nghề để được cộng điểm tốt nghiệp“.
“Học nghề...“oải“ lắm ai ơi!“
Teen nhà mình thốt lên như thế khi nhận được thông báo "lớp 11 phải học nghề để được cộng điểm tốt nghiệp".

Ý kiến "người trong cuộc"

H.Nhi (lớp 11 trường N): "Nhà trường bắt buộc học thì phải học. Với lại được cộng điểm thì trò nào chẳng thích. Cái chính là tụi mình thấy chủ yếu...học để lấy điểm hay sao ấy! Mang tiếng học nghề mà thực chất biết được chẳng là bao".

P.Tuấn (lớp 11 trường T) bình thản: "Biết trước roài! Hồi chưa cải cách, các anh chị trước cũng học mà. Nhưng bất mãn cái là bắt học đến...2 lần! Bạn nghĩ coi, năm lớp 8 đã học một lần để cộng điểm thi tuyển, năm nay học lại lần nữa! Mà cầm giấy chứng nhận nghề đó trên tay, liệu có đi xin việc làm được không? Vậy cũng gọi là "nghề" cơ đấy!"

K.Anh (lớp 9 trường H): "Em mới thi nghề vi tính xong. Cả khối 8 thi nghề thì 80% được loại giỏi, một nửa trong số đó đạt điểm tuyệt đối. Choáng! Em được loại giỏi nhưng cũng không vui lắm, tại nhiều đứa thủ khoa quá!"

Học nghề lần 1

Ắt hẳn teen 11 không quên chương trình học nghề hồi lớp 8 của chúng ta chứ? Chương trình nghề lớp 8 có rất nhiều môn mang tính ứng dụng cao ngoài tin học và điện, như: nấu ăn, may vá, sửa xe...Thế nhưng chương trình thì có nhưng kinh phí và khả năng của trường có hạn. Vì vậy đa số các trường trung học cơ sở chỉ cho học sinh chọn một trong hai: tin học và kỹ thuật điện. Chương trình học điện cũng đơn giản, đa phần trong kiến thức công nghệ kỹ thuật điện lớp 9, rất dễ đạt loại giỏi. Còn tin học thì quanh quẩn word, excel...cùng những câu trắc nghiệm dễ đến mức 9x nào làm quen với máy vi tính cũng biết.

Ở "lần 1" này, teen nhà ta chọn tin học nhiều hơn, bởi họ rất thuần thục. Chọn cái an toàn bao giờ cũng tốt hơn. Nhưng đa số là "học chay, học lý thuyết". Bởi chỉ có "thầy giảng, trò nghe". Môn kỹ thuật điện thì học sinh tự mua dụng cụ lắp ráp theo lý thuyết, rồi thầy chấm điểm. Còn tin học thì "tưởng tượng" bằng cách nhìn hình vẽ. Phòng máy luôn trong tình trạng "đóng cửa", thi thoảng mới mở cho học sinh vào để thực hành mà máy hư lên hư xuống. "Ấy vậy mà vẫn phải đóng tiền thực hành" - D.Hưng (lớp 9 trường H) cho biết.

Học nghề lần 2

Hai năm sau, "học nghề" lại tiếp tục "hội ngộ" với teen. Nhưng bây giờ khá hơn, có ba nghề để lựa chọn: dinh dưỡng (nấu ăn), vi tính văn phòng và kỹ thuật điện.

Giờ thì đa phần teen 11 đều chọn học dinh dưỡng, vì không muốn "tái ngộ" với word, excel hay những sợi dây điện rằn ri. Ngay cả "mày râu" cũng đăng ký học dinh dưỡng, bởi theo T.Kiên (lớp 11 trường M) thì: "Con trai học dinh dưỡng sẽ được nương tay khi chấm điểm. Mình học điện hồi lớp 8 rồi, giờ học lại chán lắm. Còn tin học thì "rành 6 câu", học chi nữa..."

Lần 2, teen 11 bắt đầu phân vân, "điên đảo" giữa "dinh dưỡng và vi tính văn phòng". Họ toàn "nghe đồn", hoặc hùa theo bạn bè, chứ cũng chẳng xác định rõ mình học được không.

Khảo sát thử 3 lớp 11 tại trường N, cho thấy:

Lớp thứ nhất (nữ gấp đôi nam): Sĩ số 54. Có 30 học sinh chọn dinh dưỡng.

Lớp thứ hai (3 nam, còn bao nhiêu là nữ): 100% học dinh dưỡng.

Lớp thứ ba (10 nữ, 42 nam): 33 người chọn dinh dưỡng, còn lại học vi tính văn phòng.

Số người chọn kỹ thuật điện đếm trên đầu ngón tay.

Trong quá trình học nghề

T.Uyên (lớp 12 trường N): "Uyên học dinh dưỡng. Tin Uyên đi, học vi tính khó kiếm điểm lắm, toàn là lý thuyết, mà dễ sai nữa. Học dinh dưỡng ứng dụng cao, lại nhiều bạn chọn học. Tuy vậy hơi cực, vì tốn tiền".

P.Khang (lớp 12 trường N): "Anh vừa thi nghề vi tính xong, lý thuyết 8, thực hành 9, vậy mà loại khá. Hơi buồn. Vi tính học không tốn tiền nhiều, về nhà mở máy thực hành ngay, dễ ợt. Học dinh dưỡng chấm khó lắm, tại không có thang điểm cụ thể. Đi học thì mang theo chảo, bếp núc...Ôi thôi..."

H.Bảo (lớp 12 trường N): "Nghề nào cũng có "nỗi khổ" riêng của nó. Mình muốn khuyên các em lớp 11 là hãy chọn nghề mình thích, đừng chọn vì tác động bên ngoài. Khi bắt đầu học rồi thì các em mới "nếm trải" được. Bây giờ nói suông thì các em không hiểu đâu. Em nào không giỏi excel mà không thực hành coi như thua, tại trường ít cho thực hành tại phòng máy lắm. Nếu có thì máy cũng hư hoài".

****

Dù gọi là "nghề", nhưng chủ yếu cũng học lại những kiến thức cũ của lần học nghề lớp 8, chỉ nâng cao hơn tí xíu. Dù hơi cực và vất vả, nhưng dẫu sao đó là một trong các môn hiếm hoi được thực hành, mang tính ứng dụng. Chương trình có hạn, chủ yếu để cộng điểm tốt nghiệp cho các bạn, lại mang tính phổ biến nên hầu như teen nào cũng có. Vì thế hãy chấp nhận chương trình học và cố gắng hoàn thành nó teen nhé!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật