Sự thật vụ “2 cô gái trở về từ Malaysia đòi t‌ּự t‌ּử“?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một tờ báo trong nước vừa đăng tải thông tin khá “giật gân“ với nội dung “hai nữ lao động về từ Malaysia đòi t‌ּự t‌ּử“ do bị vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại về quyền lợi tinh thần và vật chất“. Đây là thông tin có nhiều tình tiết sai sự thật.
Sự thật vụ “2 cô gái trở về từ Malaysia đòi t‌ּự t‌ּử“?
Hai lao động Lê Thị Thanh và Nguyễn Thị Kim Loan

Chúng tôi đã tiếp xúc với hai lao động Lê Thị Thanh, sinh năm 1971, ngụ tại quận 12, TP Hồ Chí Minh, và Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1968, ngụ tại TP. Phan thiết, tỉnh Bình Thuận - những "nhân vật chính" của vụ việc. Theo lời tường trình của hai lao động này (ảnh trên), họ được đưa sang làm giúp việc nhà tại Malaysia, nhưng sau khoảng 10 ngày thì đòi về nước vì phía môi giới và chủ sử dụng không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng.

Cụ thể, không được trả lương bằng tiền mặt mà trả qua thẻ ATM, không được cung cấp vật dụng cá nhân, không được sử dụng điện thoại, bị trừ 3 tháng lương một cách vô cớ... Khi về Việt Nam, Cty Sovilaco - doanh nghiệp XKLĐ đưa họ sang Malaysia - không giải quyết thỏa đáng các yêu cầu dẫn tới những bức xúc, họ đòi t‌ּự t‌ּử tại trụ sở Cty.

Để tìm hiểu thực chất sự việc, chúng tôi đã gặp và yêu cầu phía Cty Sovilaco cung cấp toàn bộ hồ sơ về hai lao động trên, đồng thời nghe cán bộ quản lý lao động tại Malaysia tường trình về quá trình xử lý, giải quyết. Qua đó được biết: hai lao động Thanh và Loan được đưa sang Malaysia làm giúp việc nhà vào ngày 16/7/2008. Đơn vị tiếp nhận lao động là Cty môi giới Agensi Pekejaan Jaya Malindo SDN.BHD, địa chỉ số 17 Jalan 2/116B, Kuchai Entrepremeur's off Jalan Kuchai Lama, 58200 Kuala Pumpur, Malaysia, do ông Wong Yoke Ying làm Giám đốc điều hành.

Ông Trương Dũng, Phó trưởng phòng XKLĐ 1 của Cty cho biết, sau khi nhận được những kiến nghị của lao động, Cty đã cử cán bộ quản lý lao động đến gặp, làm việc với lao động và Cty môi giới. Sau khi đàm phán với đối tác, Cty môi giới đã chấp thuận những điều khoản mà lao động đưa ra, cụ thể: Cty môi giới sẽ đổi chủ sử dụng khác nhằm đáp ứng yêu cầu trả lương bằng tiền mặt; người lao động được phép sử dụng điện thoại ngoài giờ làm việc; sẽ cung cấp đầy đủ các vật dụng cá nhân cần thiết theo đúng hợp đồng. Ngoài ra, Cty môi giới cũng khẳng định là không có việc người lao động bị trừ lương. Tất cả các thỏa thuận trên đã được thông báo trực tiếp đến người lao động. 

Ngày 7/8, cán bộ quản lý lao động của Cty tại Malaysia đã gặp hai lao động trên để thuyết phục, động viên họ ở lại làm việc, nhưng cả 2 đều không đồng ý và có thái độ bất hợp tác với cán bộ Cty. Vì thế, Cty đã chủ động mua vé máy bay đưa hai lao động này về nước vào ngày 17/8. Bốn ngày sau khi về đến TP Hồ Chí Minh, hai lao động này đến Cty Sovilaco với thái độ bất nhã, dùng những lời lẽ thô tục đòi bồi thường hợp đồng với số tiền gấp... 5 lần chi phí đã nộp cho Cty trước đó. Cụ thể, những lao động này trước khi đi chỉ phải đóng cho Sovilaco 3 triệu đồng/người (có chứng từ).

Trên tinh thần tôn trọng ý kiến và chia sẻ khó khăn với người lao động, Sovilaco đã đề nghị thanh lý hợp đồng với thỏa thuận về tài chính: hoàn trả toàn bộ số tiền lao động tạm nộp cho Cty 3 triệu đồng, hỗ trợ các khoản tiền mà lao động đã thực chi như làm hộ chiếu, khám sức khỏe, ăn học..., tổng cộng mỗi lao động được nhận trên 9 triệu đồng. Ngoài ra, Sovilaco còn hỗ trợ khoản tiền vé máy bay lượt đi và về, bồi thường cho đối tác vì lao động tự ý bỏ việc. Tổng cộng với mỗi lao động, Sovilaco phải chi trên 22 triệu đồng. Trong các ngày 22 và 25/8, cả hai lao động đã đồng ý thỏa thuận tất cả các điều khoản với Cty và ký thanh lý hợp đồng.

Qua nghiên cứu hồ sơ cũng như tiếp xúc với các bên liên quan, có thể nhận định việc hai lao động Thanh và Loan tự ý không chịu làm việc, đòi về nước chỉ sau khoảng 10 ngày đến Malaysia thực chất là họ đã vi phạm hợp đồng. Bởi theo qui định sau khi sang Malaysia, những lao động này phải trải qua một thời gian đào tạo bổ sung tại cơ sở của Cty môi giới, sau đó mới được đưa đến cho chủ sử dụng. Qui định của Malaysia cho phép lao động giúp việc nhà được chuyển chủ sử dụng tối đa 3 lần. Do đó, trong quá trình làm việc, nếu có những vướng mắc với chủ sử dụng không thể hòa giải được, thì Cty môi giới vẫn có thể giải quyết bằng cách đổi chủ sử dụng cho 2 lao động trên. 

Mặt khác, những kiến nghị của người lao động chỉ mới được chuyển đến Cty Sovilaco và lập tức được đáp ứng đầy đủ, không có lý do gì mà người lao động lại bỏ ngang công việc, không chịu làm việc và đòi về nước. Như vậy, nếu chấp nhận ở lại tiếp tục làm việc, người lao động hoàn toàn có thể yên tâm vì được đảm bảo tất cả các quyền lợi chính đáng, theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng mà các bên đã ký kết. Nhưng thực tế là họ đã vin vào một vài cái cớ để từ chối ở lại làm việc, đòi về nước. 

Ngay cả việc sau khi về nước, những lao động này đã đòi hỏi khoản tiền "bồi thường hợp đồng" quá lớn, nhiều khoản rất vô lý thể hiện động cơ không chính đáng. Hành động của những lao động này không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp XKLĐ, mà còn làm xấu đi hình ảnh người lao động Việt Nam ở nước ngoài, ảnh hưởng tới hoạt động XKLĐ nghề giúp việc nhà - được xác định là một giải pháp góp phần XĐGN hiệu quả. Bên cạnh đó, việc một tờ báo đăng tải thông tin không chính xác, bảo vệ cho những hành vi và đòi hỏi không chính đáng của hai lao động nói trên, đã tạo nên một tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến chủ trương XKLĐ mà Đảng và Nhà nước đang cố gắng thúc đẩy.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật