Có hay không dòng văn học đồn‌g tín‌h?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những ai quan tâm tới văn học Việt Nam đương đại đang xôn xao vì những cuốn sách đề cập đến người đồn‌g tín‌h dưới nhiều góc độ. Có hay không dòng văn học đồn‌g tín‌h và nên có cái nhìn như thế nào về đề tài này?
Có hay không dòng văn học đồn‌g tín‌h?
Bìa tự truyện Bóng của Hoàng Nguyên - Đoan Trang
Đến nay đã có tiểu thuyết về dân đồng tính nam (Một thế giới không có đàn bà, tác giả Bùi Anh Tấn), đồng tính nữ (Les - Vòng tay không đàn ông, cũng của Bùi Anh Tấn), Tôi là Les truyện ngắn đồng tính nữ trong tập Dị bản của Keng, một số truyện ngắn và tiểu thuyết Song song của Vũ Đình Giang…

Gần đây nhất là tự truyện Bóng, sắp tới là tự truyện Thành phố không lạc loài.

Chỉ riêng tác giả Bùi Anh Tấn đã có bộ tác phẩm về chủ đề đồng tính do Nhà xuất bản Trẻ phát hành gồm: Một thế giới không có đàn bà, Vòng tay không đàn ông, Không và Sắc, Phương pháp của A.C Kinsey, Cô đơn (tập truyện ngắn).

Tuy nhiên tác giả đã nhìn nhận: “Những tác phẩm viết về đồng tính xuất hiện gần đây chưa đủ diện mạo làm nên một dòng văn học đồng tính. Nhiều tác phẩm viết về đồng tính đúng là “trăm hoa đua nở”, như một nhu cầu bộc lộ bản thân của người đồng tính lẫn sự “yêu thích” đề tài này của nhà văn. Chỉ mong đó không là sự đánh bóng bản thân, câu khách rẻ tiền”.

Bùi Anh Tấn xứng đáng được xem là một trong số hiếm hoi nhà văn chuyên viết về đề tài nhạ‌y cả‌m này, cho dù một số truyện ngắn của anh không hẳn được đánh giá là đặc sắc.

Trong khi đó, Vũ Đình Giang thẳng thắn: “Đề tài đồng tính ngày nay đã trở nên bình thường và phổ biến đến mức nếu ai nghĩ rằng viết về nó để gợi tò mò, hẳn sẽ cho ra hậu quả sai lệch.

Tôi đã khai thác đề tài này trong vài truyện ngắn như Ngôi nhà Mondrian hay Cây rắn lục. Xét cho cùng, chất văn học mới là thứ tôi quan tâm, chứ không phải đề tài.

Ở cuốn Song song, ngoài yếu tố đồng tính ra còn chứa nhiều khía cạnh khác, ví dụ như ảnh hưởng của B.L lên đời sống tinh thần, cuộc đàn áp của quá khứ tạo ra các nhân cách biến thái trong hiện tại, hay khoái cảm truy tìm vẻ đẹp dị thường...”.

Gần đây, một số tác phẩm về người đồng tính thường được các tác giả, nhân vật, giới phát hành “làm đậm” trên blog và trên mặt báo trước ngày phát hành như tự truyện BóngThành phố không lạc loài.

Bóng (tác giả Hoàng Nguyên - Đoan Trang, Nhà xuất bản Văn Học) dày đến 339 trang, được quảng bá là một cuốn tự truyện đặc biệt ở chỗ “lần giở mỗi trang của nó, bạn đọc sẽ chứng kiến một thế giới của tình yêu dữ dội và đầy ám ảnh giữa… những người đàn ông.

Được viết dựa trên lời kể của một đồng tính nam, Bóng có 80% là sự thật, 20% còn lại là sự thật được viết theo cách nhẹ nhàng hơn để giảm đi phần khốc liệt.

Nhưng đằng sau tất cả những dằn vặt, giằng xé nội tâm, những cơn ghen tuông mê mị, những khao khát bị kìm hãm là lời tâm sự mà tất cả những người đồng tính đều từng thốt ra hơn lần trong đời: Chúng tôi không muốn là người đồng tính. Xin hãy thông cảm với những số phận như chúng tôi!”.

Thông điệp này xem ra… quá thừa vì tự thân người đồng tính nếu có lòng tự trọng thì không cần cầu xin “sự thông cảm” từ phía cộng đồng.

Do vậy, chỉ có thể nói rằng đã có nhiều tác phẩm xoay quanh đề tài đồng tính. Đây cũng là một hiện tượng hết sức bình thường. Lâu nay, xã hội thường có cái nhìn tương đối khe khắt về người đồng tính, vì thế mà họ ít được nhắc đến trong các tác phẩm văn học. Nay, đất nước mở cửa hội nhập, xã hội có cái nhìn cởi mở hơn, thì đề tài này được quan tâm đến.

Gần đây Nhà xuất bản Văn Nghệ cũng đã xuất bản một số tác phẩm liên quan đến đề tài này. Năm 2005, trong tập truyện ngắn Mưa đời sau của nhà văn Trần Thùy Mai có truyện ngắn Bầy thú bông của Quỳnh viết về đồng tính nữ.

Năm 2007, có thêm tập Chuyện tình Lesbian và Gay của nhà nghiên cứu Nguyễn Thơ Sinh, Việt kiều Mỹ, viết về các câu chuyện tình của cả hai giới xảy ra trong cộng đồng người Việt với cái nhìn đầy cảm thông và chia sẻ.

Cuối năm 2007 lại có tiểu thuyết Song song của nhà văn trẻ Vũ Đình Giang, mượn đề tài đồng tính nam để viết về những ảnh hưởng của B.L lên đời sống tinh thần, lý giải những nhân cách biến thái trong hiện tại là hệ quả từ những gì đã xảy ra trong quá khứ… Gần đây nhất, trong tập truyện Dị bản của tác giả Keng có truyện ngắn Tôi là Les

Ông Nguyễn Đức Bình - Giám đốc Nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM cho biết: “Tôi cũng có đọc Thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn. Mới đây, thấy báo chí giới thiệu tự truyện Bóng nhưng tôi chưa đọc. Theo tôi, một trong những chức năng của văn học là phản ánh về thân phận con người. Người đồng tính cũng là con người, chẳng qua họ có số phận dị biệt hơn mà thôi. Vì thế, họ được văn học đề cập đến cũng là lẽ tự nhiên".

"Ở Việt Nam, những gì mới thường được cho là hiện tượng, chứ văn học và điện ảnh thế giới đã khai thác đề tài này từ lâu rồi…

Theo tôi, hãy coi đề tài đồng tính như bất kỳ đề tài nào khác trong xã hội hiện đại, bởi không có đề tài nào là thời thượng hay thấp hèn cả. Vấn đề là người viết thể hiện như thế nào mà thôi.

Một tác phẩm văn học hay là ở tính tư tưởng và thủ pháp nghệ thuật, chứ không phải là ở đề tài thời thượng hay không”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật