Kế hoạch xóa bỏ nguy cơ vỡ nợ của nước Mỹ?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 10/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông sẽ cân nhắc ký một thỏa thuận ngắn hạn về nâng trần nợ, tùy thuộc vào các chi tiết mà những nghị sĩ Cộng hòa đề xuất.
Kế hoạch xóa bỏ nguy cơ vỡ nợ của nước Mỹ?
Dân Mỹ tập trung biểu tình trước tòa nhà Quốc hội Mỹ phản đối đóng cửa Chính phủ
Phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ ngày 10/10 đã công bố kế hoạch có thể xóa bỏ nguy cơ vỡ nợ trước mắt của nước Mỹ, theo đó, đề xuất nâng trần nợ đến tháng 12 hoặc có thể hiểu là kéo dài quyền vay nợ của chính quyền Mỹ đến cuối năm nay.

Đây là tín hiệu tích cực đầu tiên sau chuỗi ngày dài tranh cãi tại Quốc hội Mỹ, vốn đã khiến chính phủ liên bang phải ngừng hoạt động một phần và nguy cơ vỡ nợ đang gây tổn hại cho thị trường tài chính trong nước và khiến nền kinh tế toàn cầu phải chao đảo vì những tác động cực kỳ tồi tệ.

Theo kế hoạch của đảng Cộng hòa, hạn chót để nâng trần nợ sẽ được kéo dài đến tháng 12 và không cần các điều kiện đi kèm. Như vậy, các nhà lập pháp Mỹ sẽ có thêm thời gian để tìm kiếm các biện pháp cắt giảm chi tiêu ngân sách hoặc các biện pháp có thể giúp giữ cho nợ quốc gia ở mức có thể kiểm soát được.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner phát biểu với báo giới ngày 10/10 cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng đưa ra đề xuất có thể đưa chính phủ dần trở lại hoạt động.
Tôi sẽ nêu đề xuất nâng trần nợ tạm thời với Tổng thống Obama và trong cuộc họp về ngân sách tôi và ông Obama sẽ thảo luận một hướng đi để đưa chính phủ trở lại hoạt động, từ đó giải quyết các vấn đề cấp bách với người dân Mỹ hiện nay.
Đây là thời điểm để các cuộc đàm phán và thương lượng bắt đầu. Tôi hy vọng, Tổng thống sẽ thấy đây là cơ hội và những nỗ lực của chúng tôi để các cuộc đối thoại có thể bắt đầu”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho biết, ông sẵn sàng xem xét kế hoạch nâng trần nợ khi mà nó không bị trói buộc với bất cứ điều kiện nào.
Nhật - Trung bất an trước nguy cơ vỡ nợ của Mỹ
Ngày 9/10, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Hiroshi Nakaso đưa ra cảnh báo: Thị trường chứng khoán thế giới có thể sụt giảm mạnh và lãi suất dài hạn sẽ tăng, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, nếu các chính trị gia của Mỹ không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ trước trung tuần tháng này.
Đây là một tín hiệu cho thấy Nhật Bản, quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ thứ nhì thế giới, đang lo ngại sâu sắc về khoản đầu tư của mình. Tokyo hiện đang nắm khoảng 1,14 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc do Washington phát hành.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Aso nói rằng, Nhật Bản phải đánh giá về tác động từ một vụ vỡ nợ có thể xảy ra ở Washington, cho dù nước Mỹ có khả năng tránh được một cuộc khủng hoảng tài khóa.
“Nhật Bản cần nhận thức được rằng, giá trị tuyệt đối của số nợ Mỹ mà Nhật đang nắm giữ sẽ giảm. Nếu vấn đề trần nợ tiếp tục xấu đi, nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi hy vọng nguy cơ này sẽ được giải quyết ngay, không trì hoãn”, ông Aso phát biểu.
Trước đó, ngày 7/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao cảnh báo rằng, thất bại của Mỹ trong việc nâng trần nợ sẽ có những ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Ông Zhu cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc hiện là nước nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất thế giới.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhìn từ ngoài
“Vì điều này, theo lẽ tự nhiên, chúng tôi đang dành sự chú ý cho thế bế tắc tài khóa ở Mỹ và có lý do yêu cầu Mỹ đảm bảo cho sự an toàn của các khoản đầu tư của Trung Quốc ở đó”, ông Zhu phát biểu.
“Về vấn đề trần nợ của Mỹ, phía Trung Quốc nhận thấy Mỹ cần có những bước đi thực tế và tích cực để đảm bảo không bị vỡ nợ cấp quốc gia”, tuyên bố của ông Zhu có đoạn.
Những tuyên bố trên của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy sự nhạ‌y cả‌m của nước này đối với vấn đề nợ chính phủ cũng như tình hình sức khỏe tài khóa nói chung của nước Mỹ.
Tuy không được công bố danh mục cụ thể, phần lớn kho dự trữ ngoại hối trị giá 3,5 nghìn tỷ USD của Trung Quốc là nợ chính phủ Mỹ.
Trung Quốc hiện nắm 1,277 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Nhật Bản là nước nắm nợ Mỹ nhiều thứ nhì, ở mức 1,135 nghìn tỷ USD.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật