Bộ tài chính Mỹ can thiệp khẩn cấp để gia hạn trần nợ công

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ tài chính Mỹ nỗ lực gia hạn trần nợ tạo điều kiện để giới hoạch định chính sách thỏa thuận nâng trần, tránh vỡ nợ cho chính phủ.

Bộ tài chính Mỹ ngày 1/10 cho biết sẽ dử dụng biện pháp khẩn cấp cuối cùng để gia hạn chạm trần nợ công. Trong thư gửi các nhà hoạch định chính sách, bộ trưởng tài chính Jacob Lew cho biết, chính phủ sẽ hoãn đầu tư vào Quỹ bình ổn tỷ giá và sẽ tận dụng ngân sách từ quỹ hưu trí và quỹ người tàn tật.

Đây là nỗ lực của Bộ tài chính Mỹ nhằm gia hạn chạm trần nợ của chính phủ, kéo dài thời gian để các nhà hoạch định chính sách đạt được thỏa thuận nâng trần, tránh nguy cơ vỡ nợ. Ông Lew cho biết, nợ của chính phủ Mỹ có thể chạm trần 16,7 nghìn tỷ USD không quá ngày 17/10 tới trừ khi Quốc hội quyết định nâng trần.

Nếu Quốc hội không nâng trần nợ, bộ tài chính sẽ không thể phát hành trái phiếu mới đẩ vay nợ trong khi lượng tiền mặt sẽ chỉ còn chưa đầy 30 tỷ USD – khoản tiền sẽ cạn kiệt trong khoảng từ 22/10 đến 31/10, theo dự báo của Văn phòng ngân sách Quốc hội. 

Không nâng trần nợ cũng có thể đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ sẽ không thể trả lương cho công chức liên bang, cho các nhà thầu, chủ nợ, những người được hưởng chương trình trợ cấp an sinh xã hội và nhiều đối tượng khác.

Trong một diễn biến liên quan, hai cố vấn Nhà Trắng cho biết, tổng thống Barack Obama không có thẩm quyền và khả năng vượt mặt Quốc hội và nâng trần nợ, hơn nữa, việc này có thể gây xáo trộn thị trường. Nói cách khác, theo hai viên cố vấn này, Nhà Trắng sẽ không sử dụng đến Tu chính án 14 trong Hiến pháp Mỹ.

Phần 4 trong Tu chính án số 14 trong Hiến pháp Mỹ quy định "tính hợp lệ của các khoản nợ công Mỹ, được ủy quyền bởi luật pháp và không bị xét hỏi". Điều này đồng nghĩa quốc hội không có quyền bác bỏ các khoản nợ liên bang phát sinh.

Mục tiêu hàng đầu của quy định này đó là đảm bảo tính toàn vẹn của các khoản nợ liên bang phát sinh ngay trong và sau cuộc Nội chiến Nam-Bắc (giai đoạn 1861-1865) - thời điểm các khoản nợ liên bang được vô hiệu hóa vĩnh viễn, đồng thời đảm bảo rằng quốc hội "mới thành lập" - trong đó các bang miền Nam cũng được phép tham gia - sẽ không thể đảo ngược những quyết định của chính phủ. 

Tuy nhiên, Tu chính án 14 không chỉ bó hẹp trong các khoản nợ liên quan tới Nội chiến. Trong năm 1935, Tòa án tối cao Mỹ đã làm rõ vấn đề này cũng như mở rộng ý nghĩa của tu chính án nhằm bảo vể các khoản nợ quốc gia.

Điều đó có nghĩa trong trường hợp đàm phán nâng trần nợ thất bại, nước Mỹ sẽ không và không thể vỡ nợ như nhiều người rêu rao. Do đó, miễn là chính quyền Mỹ còn tồn tại, cũng như không có sửa đổi nào trong hiến pháp, các chủ nợ của nước Mỹ vẫn sẽ được trả

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật