Bố mẹ cãi nhau ít khi thiếu vắng câu ‘sống vì con’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tôi nghi ngờ tình thương bố mẹ dành cho mình, không tránh được suy nghĩ bố mẹ ích kỷ. Họ vừa tránh được điều tiếng ly hôn, lại có con cái bên cạnh, vừa có người để thỏ‌a mã‌n những cơn tức giận của mình.
Bố mẹ cãi nhau ít khi thiếu vắng câu ‘sống vì con’
Ảnh minh họa

Sợ về nhà vì phải thấy chồng thấy vợ, vậy mà người ta vẫn khuyên nên kết hôn và nhiều người cũng cố lấy tấm bằng “kết hôn”, rồi người ta lại khuyên “bằng cấp không quan trọng”. Nghe người ta nói “cây là người”, tôi thật sự chưa hiểu hết câu này nhưng tưởng tượng cây bố cây mẹ phải khỏe mạnh thì những nhánh con hay chồi mới nhú lên trưởng thành khỏe mạnh. Cũng có những cây con mọc cạnh cây bố mẹ khỏe mạnh và có cây con mọc trên thân mục ruỗng của cây bố mẹ, không biết nếu biết nói, cái cây con ở trường hợp sau có cảm thấy có tội giá như đừng bắt nó phải cảm thấy mang ơn như thế.

Từ khi hiểu tiếng nói của con người tôi chưa từng thấy bố mẹ ngừng cãi nhau. Là thương con vô cùng, cái gì cũng lo cho con, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc, không muốn để con làm việc gì nặng, chỉ có bố mẹ thức khuya hôm sớm tần tảo vì mấy đứa con. Nhưng chu kỳ cãi nhau của bố mẹ thì vô cùng, những lời nặng nề, những cái gì xấu xa nhất của nhau hoặc không phải của nhau cũng cố áp vào và mỗi người cũng ra sức tìm ra những gì xấu hơn những cái trước.

Nói là có hiếu hay không thì chữ “hiếu” cũng nhiều hình thái, như vợ chồng không ly hôn mà sống vì con cũng là hình thái gọi là “thương con”. Vậy có ai nghĩ “của cho không bằng cách cho” là thế nào trong đời sống gia đình không? Tôi thấy cũng đúng như cách nghĩ về bố mẹ vậy. Tôi từng nói thà rằng bố mẹ ly hôn, lúc đó người lớn cứ nghĩ rằng trẻ con còn dại dột mà không biết trẻ con cũng chịu hết nổi khi sống trong môi trường tiêu cực như thế.

Giờ đã lớn, học hành đi làm và ở riêng, 29 tuổi tôi vẫn thấy sợ khi nghĩ đến lập gia đình vì không xua được những ký ức quá nặng nề của cuộc sống hôn nhân đã hằn vào tâm trí về viễn cảnh tương lai. Nó làm tôi luôn trách chính bản thân vì mình mà bố mẹ phải chịu đựng nhau như thế, tôi trách luôn cả bố mẹ sao phải làm cho mình cảm thấy có tội với cái cách thương như thế? Các cuộc cãi nhau ít khi thiếu vắng những câu như “là vì con”.

Tôi nghi ngờ tình thương bố mẹ dành cho mình, “hiếu” thì tôi vẫn rất hiếu nhưng không tránh được suy nghĩ bố mẹ là những người ích kỷ và thật ra nghĩ đến mình nhiều hơn. Họ vừa tránh được điều tiếng ly hôn, lại vừa có con cái bên cạnh, vừa có người để thỏ‌a mã‌n những cơn tức giận của mình. Nếu hỏi tôi một ngàn lần lúc đó và bây giờ tôi vẫn trả lời theo một cách duy nhất - muốn bố mẹ ly hôn, vì đơn giản với cảm giác mình là người có tội và cảm xúc của tôi đến giờ về hôn nhân vẫn chỉ là vô cảm.

Tôi ám ảnh cái từ “không hợp” vì nếu sống như bố mẹ tôi sẽ không bao giờ kết hôn, tôi không nghĩ con cái của tôi sẽ cần đến sự kết hợp như thế cũng như tôi đã không cần vậy. Những cuộc tình đi qua và đều dừng lại trước ngưỡng hôn nhân, càng biết, càng nhìn, càng đọc, càng đa phần thấy sợ hôn nhân ở Việt Nam khi phải sống cho quá nhiều người, khiến tất cả những người trong cuộc như con rối. Bạn tôi đa phần khóc trong quãng thời gian kết hôn mà vẫn khuyên tôi nên bước vào thử cho biết, may nhờ rủi chịu, cứ xem như ván bài thôi. Tại sao phải thử khi biết phần lớn kết quả nhỉ? Các bạn có ai biết giới hạn của rủi và may ở mức nào không?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật