5 lưu ý khi làm hồ sơ tuyển thẳng

Saigontin Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ hội tuyển thẳng ĐH là rất quý giá. Chính vì thế, một hồ sơ tuyển thẳng thế nào cho “an toàn” càng trở nên quan trọng, nhất là khi năm nay, số lượng học sinh được tuyển thẳng đã giảm đi đáng kể.
5 lưu ý khi làm hồ sơ tuyển thẳng
Ảnh minh họa
  Phó Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học Ngô Kim Khôi đã có 5 lưu ý cho thí sinh khi làm hồ sơ tuyển thẳng vào ĐH, CĐ: 

1. Thời gian bắt đầu làm hồ sơ tuyển thẳng: Trước ngày 18/6/2007.

 2. Thế nào là một bồ hồ sơ tuyển thẳng đầy đủ? Một bộ hồ sơ được xem là hợp lệ cần có đủ 4 loại giấy tờ sau: - Một túi đựng hồ sơ. Mặt trước của túi là phiếu đăng ký tuyển thẳng. Mặt sau in hướng dẫn ghi phiếu đăng ký tuyển thẳng. - Trong túi đựng các giấy tờ: Giấy chứng nhận đạt giải quốc tế hoặc quốc gia (đối với học sinh đạt giải) do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp căn cứ thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu vào thời điểm đó đã có giấy chứng nhận đạt giải của Bộ thì nộp bản sao hợp lệ giấy chứng nhận này), giấy chứng nhận đạt giải hoặc huy chương, đẳng cấp vận động viên do Uỷ ban Thể dục thể thao hoặc Bộ Văn hoá cấp (đối với học sinh diện năng khiếu TDTT, nghệ thuật); hai phong bì đã dán tem ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6. - Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT năm 2005. - Bản sao hợp lệ học bạ lớp 12 để có cơ sở xem xét về học lực và hạnh kiểm.

3. Hồ sơ tuyển thẳng có cần phải nộp lệ phí? Lệ phí tuyển thẳng thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 4/4/2003 là 15.000đ/thí sinh/hồ sơ (trong đó nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo 10.000 đồng, nộp cho trường khi đến nhập học 5.000 đồng).

 

4. Thí sinh phải tuyệt đối  khai chính xác, đầy đủ, tuyệt đối không tẩy xoá tất cả 7 mục trong phiếu đăng ký tuyển thẳng.

 5. Đăng ký nguyện vọng tuyển thẳng thế nào cho hợp lý? Thí sinh cần đặc biệt chú trọng đến 5 điều sau khi đăng ký nguyện vọng: - Mỗi học sinh đủ điều kiện tuyển thẳng được đăng ký 3 nguyện vọng vào 3 trường (ngành) theo thứ tự ưu tiên: NV1, NV2, NV3. Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào 3 trường khác nhau, mỗi trường một ngành hoặc cả 3 nguyện vọng đều đăng ký vào 1 trường nhưng ở 3 ngành khác nhau. - Trong trường hợp học sinh đã đăng ký tuyển thẳng vào một trường, nhưng lại dự thi vào trường đó, thì việc xét trúng tuyển sẽ căn cứ vào kết quả thi tuyển sinh. - Cần cân nhắc kỳ trước khi đăng ký nguyện vọng tuyển thẳng vào một số ngành của một số trường đại học và học viện như quan hệ Quốc tế, An ninh, Bác sĩ đa khoa, Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Y Dược TPHCM. Ngành Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại thương. Ngành Sư phạm Văn, Ngành Sư phạm Sử và Ngành Sư phạm Địa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. - Nếu cả 3 nguyện vọng đều không đạt, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét bố trí học sinh vào những trường (ngành) còn chỉ tiêu tuyển thẳng. Sau khi Bộ đã gửi kết quả đăng ký tuyển thẳng về Sở GD-ĐT , sẽ không chấp nhận việc thay đổi nguyện vọng hoặc bổ sung thêm nguyện vọng mới.- Đối với những ngành hoặc trường có yêu cầu sơ tuyển (các trường thuộc khối Quốc phòng, Công an) chỉ những người đạt yêu cầu sơ tuyển mới thuộc diện xem xét tuyển thẳng.Đối với các ngành và các trường năng khiếu (Kiến trúc, Mỹ thuật, Âm nhạc...) thí sinh thuộc diện tuyển thẳng, nếu đạt yêu cầu sơ tuyển, được miễn thi các môn văn hoá, nhưng phải dự thi các môn năng khiếu và phải đạt điểm năng khiếu do trường qui định mới thuộc diện trúng tuyển. Đối với các ngành và các trường Thể dục Thể thao, Hàng hải phải đạt yêu cầu qui định về tiêu chuẩn sức khoẻ, thể hình...
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật