Cha, con, một bình sữa và bốn liều m‌a tú‌y

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong vai của những tình nguyện viên đi phát bơm kim tiêm sạch và ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu (BCS), chúng tôi đã có mặt tại những “điểm đen“ nhức nhối nhất về m‌a tú‌y của thành phố cảng Hải Phòng. Dẫu đã từng chứng kiến quá nhiều những cảnh đời tan nát, tàn tạ vì m‌a tú‌y ở nhiều vùng đất, nhưng những gì được tận mắt chứng kiến ở Hải Phòng vẫn khiến lòng chúng tôi đau nhói.
Cha, con, một bình sữa và bốn liều m‌a tú‌y
Ảnh minh họa

Cha, con, một bình sữa và bốn liều ma túy

Ngồi nép phía bên này tấm ghi chắn của đường tàu, đợi cho P. "trút" xong liều ma túy vào ven rồi vật ra ngồi thở, tôi mới mon men lại gần. Chắc đã quá quen với cảnh bố chích ma túy rồi "phê" thuốc nên con trai P. cũng ngồi bệt luôn xuống nền đường lổn nhổn đá, ngước ánh mắt trong veo nhìn người xe qua lại tấp nập.

Thấy tôi cầm trên tay một nắm xilanh và BCS, P. hỏi, giọng dãi dài "đặc trưng" của "dân nghiện" sau những phút bay bổng: "Bác đi tuyên truyền sớm thế? Có "xi" (xilanh) cho em xin mấy cái với". Ngồi xuống cạnh bố con P., đưa tay vuốt mái tóc đỏ hoe, khét nắng của thằng cu con, tôi hỏi: "Hai bố con ăn uống gì chưa mà đã "vào" thuốc rồi". Trước khi tiếp cận với bố con P., tôi đã nghe BS. Hoàng Thị Tuyết Minh, Chủ nhiệm CLB Hải Âu, TP. Hải Phòng kể cho nghe đôi nét "lý lịch trích ngang" của cha con họ. Nhà P. ở khu Đình Vũ, Hải Phòng. Vợ P. chết vì AIDS sau khi sinh thằng bé này được mấy tháng.

Đứa đầu 4 tuổi hiện ở với bà nội, đứa thứ hai theo cha lang thang trên phố mỗi ngày để xin ăn. Đã rất nhiều lần BS. Minh gặp và thuyết phục P. đưa con vào trung tâm xã hội (TTXH) nuôi dưỡng để cháu được chữa bệnh và chăm sóc nhưng P. dứt khoát không đồng ý. P. bảo vợ chết rồi nên P. không thể xa con. Nhưng nguyên nhân sâu xa của "tình thương" ấy là nếu đứa trẻ vào TTXH, P. sẽ mất "nguồn thu nhập" để đáp ứng cho những cơn vật vì đói ma túy.

Nhiều người dân quanh khu vực đường tàu kể với tôi rằng, nắng hay mưa, P. cũng vác thằng bé đi như thế, mang con đi hành hạ để kiếm chút tiền từ lòng hảo tâm của mọi người. Tôi hỏi P. nếu số tiền xin chưa đủ để mua ma tuý mà đến bữa ăn của thằng bé thì làm thế nào? Cúi gằm mặt xuống đất, P. nói nhỏ: "Lúc ấy em phải mua thuốc chích đã bác ạ. Em hết vật thì mới đủ sức để bế con đi kiếm bữa cho nó". Một ngày 4 cữ chích, để phục vụ cho nhu cầu thuốc của mình, P. phải kiếm đủ 200.000 đồng. Cũng vì thế mà thằng bé con, nhiều khi cả ngày chỉ có bình sữa để sống. Cũng vì thế mà thằng bé con 27 tháng chưa biết đi, chưa biết nói và chưa nặng nổi 10kg.

Tụ điểm ma túy ở xóm liều dưới chân cầu Niệm

Nhiều năm rồi, cứ nhắc đến tệ nạn ma túy ở Hải Phòng là người ta nhắc đến khu vực đường tàu. Đấy như một khối u lớn, mưng mủ, nhức nhối, nhiều lần phẫu thuật mà không thể chữa khỏi được căn bệnh trầm kha này. Vậy nhưng lần này về Hải Phòng, tôi được "thực mục sở thị" một tụ điểm mới, công khai và khủng khiếp hơn khu đường tàu gấp nhiều lần cả về "quy mô" người nghiện và độ trắng trợn của những kẻ mua bán "cái chết trắng".

Chích ma túy ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật tại khu đường tàu

Vẫn trong vai trò của một tình nguyện viên đi phát xilanh, BC‌ּS và tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS, tôi theo con đường độc đạo dẫn vào xóm liều ở bờ đê Niệm Nghĩa. Gọi là đường độc đạo bởi để vào được đây, chỉ có một lối đi nhỏ, ngoằn ngoèo chen giữa cỏ dại và... xilanh đã qua sử dụng. Con đường thứ hai có thể tiếp cận với xóm liều này là... bơi từ dưới sông lên.

Mới hơn 9 giờ sáng, ngay đầu lối rẽ vào xóm, một đám đông cả nam lẫn nữ người thì chích thuốc, kẻ nằm khểnh trên tấm bạt xỉn đen trải dưới đất, nặn trứng cá và hát ông ổng một bài nhạc chế. Vừa thấy tôi lại gần, một trung niên mặc cả bộ quần áo rằn ri, cái kính đen to sù sụ choán gần hết gương mặt hất hàm hỏi như quát: "Vào đây làm gì thế? Không có việc gì thì lượn nhanh cho trong nước". Thu hết can đảm chìa nắm xilanh và BCS, tôi hỏi: "Có anh chị nào cần xilanh không ạ? Em làm công tác xã hội thôi mà, các anh chị cứ tự nhiên".

Nhiều cánh tay đưa ra cầm xilanh và BCS, những ánh mắt lúc này mới "hạ lửa", bớt soi mói. Xốc lại cái túi đựng xilanh, tôi tiếp tục đi sâu vào con đường nhỏ. Ngay ở bãi đất trống gần ngã ba đầu tiên, hơn hai chục người cả già cả trẻ túm năm tụm ba ngồi... chích thuốc. Sát ngay đấy là ba đứa trẻ, hai trai một gái, đứa lớn nhất cũng chỉ khoảng 7-8 tuổi, ngồi trước 3 cái rổ nhựa nhỏ chứa xilanh và nước cất.

Mỗi khi có "khách", bọn trẻ hồn nhiên vẫy tay, miệng gọi ríu rít: "Xi, nước này chú ơi, 2.000đồng một cái thôi". Xế trong một lùm cây gần sát bờ sông là một người đàn bà bịt khăn kín mặt, quần dài áo chùng thi thoảng vơ mấy tờ tiền nhanh như chớp khi mấy con nghiện lượn qua rồi hất hàm chỉ vào một hốc tường, bụi cỏ xung quanh chỗ ngồi. Thấy tôi chăm chú nhìn, một cụ già xách cái làn nhựa đi ngang qua tôi nói nhỏ: "Chủ cung cấp cho chúng nó đấy, không có việc gì thì đi đi, đứng đấy nhìn chúng nó lại đánh cho thì khổ".

Và những bước chân tìm đường về phía mặt trời

Cảm ơn cụ già tốt bụng, tôi tiến lại gần nhóm người đang ngồi dưới gốc cây trứng cá. Một thanh niên trong nhóm gầy nhẳng như cái que, ngước mắt lên nhìn tôi rồi hắng giọng chào: "Em chào anh". Thấy cậu chàng ăn mặc và mặt mũi có vẻ sáng sủa nhất bọn, tôi đánh liều ngồi thụp xuống bên cạnh cậu và cười: "Anh chào em". Thấy tôi đùa lại và chẳng ngại ngần ngồi xuống cùng với cậu và các chiến hữu, cậu thanh niên vỗ bộp vào vai tôi "Bà chị hơi bị được đấy". Chìa tay nhận cái xilanh tôi vừa đưa, cậu bảo: "Lần sau phát loại xi xanh chị nhé, xi tím này sít thuốc, chảy nhiều máu đau lắm". Như để chứng minh, cậu xé toạc vỏ xilanh rồi kéo tay áo. Chỉ sau vài cái lắc lên lắc xuống cho tan thuốc, cậu chàng đưa ngay đầu mũi tiêm vào tĩnh mạch. Rút kim tiêm ra, lấy luôn vạt áo thấm giọt máu vừa rịn ra nơi đầu mũi tiêm, cậu bảo: "Nếu là xi xanh, xong từ nãy và không mất giọt máu to tướng thế này".

Tình nguyện viên phát bơm kim tiêm sạch cho đối tượng nghiện ma túy tại xóm liều Niệm Nghĩa Những đứa trẻ vừa bán vừa dùng kim tiêm đã sử dụng làm đồ chơi. Liệu chúng có biết đến hiểm họa HIV/AIDS?

Cả đám thanh niên vây quanh cười hô hố rồi tản ra tìm chỗ để "dựa" sau cữ chích. Thấy máu vẫn tiếp tục rịn ra nơi vết chích, tôi lấy cái khăn giấy ướt đưa cho cậu thanh niên và tìm cớ bắt chuyện. K - tên cậu chàng nhìn cái khăn giấy tôi đưa như một vật thể lạ rồi dịu giọng: "Lâu lắm rồi mới có người quan tâm đến em thế này, chị ạ". Nhìn gương mặt non choẹt của K., tôi đoán cậu chưa quá 20 tuổi. Nghe xong lời tôi, K. cười khì khì: "Em 21 tuổi rồi đấy, sương gió nhiều nên mới xuống cấp thế này. Chứ hồi xưa, khối em chết"... và câu chuyện của chúng tôi trôi đi trong cái nắng như xối lửa của mùa hạ, câu chuyện về một chàng sinh viên năm thứ 3 một trường đại học lớn ở Thủ đô bỏ học giữa chừng, sa chân vào ma túy chỉ vì mấy phút "anh hùng rơm", thể hiện cùng đám bạn.

Một đối tượng đang bán ma túy cho người nghiện tại khu vực ngõ Đình Hàng

K. bảo từ ngày em nghiện, cả nhà em khuyên bảo mãi, bố mẹ và các chị khóc lóc mãi rồi cũng chán, buông xuôi bất lực nhìn ma túy cướp dần đứa con trai độc nhất trong nhà. Vài lần cai nghiện ở trung tâm, ra ngoài buổi sáng thì buổi trưa K. đi chích lại. Giờ thì cậu "ở" hẳn tại xóm liều với mấy người bạn, hàng ngày "nhặt nhạnh" đồ sơ hở của người dân trong thành phố để đổi lấy ma túy. Do đặc thù nghề nghiệp, tôi đã có nhiều dịp tiếp xúc và gặp gỡ với các đối tượng nghiện ma túy và cũng thuộc nằm lòng câu nói "không nghe cave kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày"... nhưng không hiểu sao lần này, nhìn vào mắt K. và nghe câu chuyện K. kể, tôi thương K. đến lạ và tự sâu thẳm lòng mình, một niềm tin nơi tôi rằng K. rồi sẽ vượt qua được sự cám dỗ của ma túy.

Phút giây sau khi "cắn thuốc"

Tôi kể cho K. nghe về cái chết của em tôi, một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, chỉ sau một cơn cảm đột ngột, em tôi đã vĩnh viễn ra đi. K. cúi mặt: "Em chị chết thế còn khối người thương, thằng nghiện ma túy như em thì mọi người chỉ mong chết nhanh cho rảnh nợ". Gần hai tiếng đồng hồ nói chuyện với K., tôi đã thuyết phục được cậu theo mình đến trung tâm để xét nghiệm HIV. Trên đường đi, K. cũng hứa là ngày mai sẽ đến CLB Hải Âu để xin được sinh hoạt với những người cùng cảnh. "Biết đâu em sinh hoạt tốt, lại được cho đi cai nghiện bằng methadon, chị nhỉ. Lần này em sẽ quyết tâm cai".

Khu đường tầu, khu xóm liều Niệm Nghĩa, khu Hồ Ông Báo, Chùa Chiếu, Đình Hàng... là những cái tên đang nổi danh ở thành phố Cảng Hải Phòng vì ... ma túy. Người dân nơi đây chẳng mấy ai xa lạ với cảnh tiêm chích, đánh chửi nhau hay đang tự nhiên lại lăn ra giãy đành đạch rồi nhăn nhở cười vì... phê thuốc. Đằng sau những mũi tiêm để tìm cảm giác bay bổng, hư ảo là những con người, những phận đời đau đớn, tàn tạ, đáng giận và đáng thương. Ma túy ở Hải Phòng đã trở thành một tệ nạn nhức nhối nhiều năm nay, nhưng một giải pháp mạnh để hạn chế và dẹp bỏ tệ nạn này vẫn là một câu hỏi đè nặng lên vai các nhà chức trách.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật