Ðể không khổ vì giun đũa

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bệnh giun đũa là ký sinh trùng đường ruột gặp nhiều nhất. Đặc biệt hay gặp ở những người có thói quen ăn rau sống và trẻ em vùng nông thôn.
Ðể không khổ vì giun đũa
Chu trình nhiễm giun đũa.

nhiễm nhiều giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột, nếu không được xử lý và điều trị đúng sẽ t‌ử von‌g.

Vì sao bị nhiễm giun đũa

Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun đũa có trong thức ăn và nước uống chưa nấu chín. Khi vào ruột non, trứng nở ra các ấu trùng, xâm nhập thành ruột non qua các tiểu tĩnh mạch mạc treo và mạch bạch huyết mạc treo di chuyển tới buồng tim phải. Từ tim, các ấu trùng đi vào phổi, chui qua thành phế nang bò ngược theo phế quản lên họng rồi xuống thực quản và vào lại ruột non. Giun đũa sống ở đoạn trên của ruột. Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ rất nhiều trứng, theo phân thải ra ngoài. Giun trưởng thành dài 20 - 40cm, to như chiếc đũa, sống được trên 1 năm. Trứng bắt đầu được sinh ra sau 60 - 75 ngày kể từ khi người ăn phải trứng giun. bệnh không lây trực tiếp từ người sang người do trứng phải lưu lại trong đất từ 2 - 3 tuần mới có khả năng gây bệnh. Trứng giun đũa có thể tồn tại nhiều năm trong đất.

nhiễm giun đũa cần được phát hiện sớm

Kể từ khi nhiễm trứng giun đũa, bệnh nhân thường có các dấu hiệu như sau: ấu trùng giun đũa có thể kíc‌h thí‌ch dị ứng trong phổi gây tổn thương mao mạch và phế nang,  làm cho bệnh nhân bị sốt nhẹ, ho khan, khạc đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở và đau sau xương ức. bệnh nhân có thể có nổi mẩn ngoài da. Nếu ấu trùng di trú lạc vào não, thận, mắt, tủy sống... sẽ gây ra các triệu chứng liên quan đến các cơ quan này. Nếu chỉ có số lượng ít giun trưởng thành trong ruột thì không gây triệu chứng. Nhưng khi nhiễm nhiều giun, sẽ có các triệu chứng giống như loét dạ dày tá tràng hoặc cảm giác khó chịu trong bụng trước hoặc sau bữa ăn. bệnh nhân có thể khạc hay nôn ra giun qua mũi, miệng hoặc giun chui ra từ hậu môn. Nếu giun chui vào ống mật chủ, ống tuỵ, ruột thừa, túi thừa của ruột và các chỗ khác, gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp-xe gan do vi khuẩn, viêm tụy hoặc vàng da tắc mật. Trường hợp nhiễm quá nhiều giun, các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột hoặc t‌ử von‌g. Ở bệnh nhân bị mắc bệnh thương hàn, giun đũa có thể xuyên thủng thành ruột. Trẻ em bị nhiễm giun sẽ chậm lớn.

Khi ấu trùng giun đũa lên phổi, bệnh nhân có ho thoảng qua, khó thở, thở rít, nổi mẩn ngoài da. Giun ở ruột thì bệnh nhân có cảm giác khó chịu không rõ ràng ở thượng vị, có khi nôn, trướng bụng. Có thể thấy trứng giun trong phân, giun trưởng thành chui ra mũi, miệng, hậu môn.

Chụp Xquang lồng ngực có thể thấy các tổn thương xâm nhiễm lan tỏa, không rõ nét. Giun ở ruột có thể được phát hiện tình cờ khi chụp Xquang bụng. Kỹ thuật chụp đường mật nội soi ngược dòng là phương pháp có thể đẩy giun ra khỏi đường mật. Nếu tắc ruột do giun, chụp Xquang bụng cho thấy các mức hơi và những hình của giun trong các quai ruột giãn. Siêu âm cũng có thể thấy hình ảnh ruột giãn và khối giun. Có thể tìm thấy ấu trùng giun trong đờm. xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun.

bệnh giun đũa cần phân biệt với một số bệnh như sau: giai đoạn giun ở phổi cần được phân biệt với bệnh hen, hội chứng Loffler, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, nhiễm nấm aspergillus phế quản - phổi dị ứng, nhiễm giun lươn, giun móc, sán lá phổi. Nếu bệnh nhân bị viêm tụy, viêm ruột thừa, viêm túi thừa do giun đũa, cần phân biệt với viêm các bộ phận này do các nguyên nhân khác. Nếu bị đầy bụng sau khi ăn do nhiễm giun đũa, cần được phân biệt với loét tá tràng, thoát vị dạ dày, bệnh túi mật hoặc tụy.

Phòng và điều trị có khó?

Để diệt giun đũa, có thể dùng một trong các thuốc: albendazol, pyrantel pamoat, mebendazol, levamisol, piperazin. Vì trên thực tế, bệnh nhân thường bị nhiễm giun đũa kèm theo nhiễm giun móc và giun tóc nên có thể điều trị đồng thời bằng albendazol, mebendazol hoặc oxantel, pyrantel pamoat để diệt cả 3 loại giun này.

Nếu bị tắc ruột do giun hoặc giun chui ống mật, có thể tránh phẫu thuật bằng cách hút dịch dạ dày qua ống thông mũi, sau đó bơm liều thuốc tẩy giun qua ống. Giun chui ống mật, có thể gắp lấy giun qua ống nội soi dưới siêu âm và điều trị dung dịch albendazol hoặc piperazin bơm vào ống mật chủ kết hợp với điều trị toàn thân.

bệnh giun đũa gây nhiều mối nguy hiểm và có thể t‌ử von‌g, do đó, việc phòng bệnh là rất quan trọng. Mọi người có thể phòng tránh nhiễm giun đũa bằng các biện pháp đơn giản và hiệu quả như sau: không ăn rau sống, quả xanh; không uống nước lã, nước đá vì nước đá nhiều khi được làm từ nguồn nước không sạch. Không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón rau xanh. Xử lý tốt phân, nước, rác. Hướng dẫn trẻ em rửa tay trước khi ăn uống hay sau khi tiếp xúc với đồ chơi. Các vùng nông thôn, cha mẹ và người lớn không để trẻ chơi nơi đất cát. Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, tránh để móng tay dài dễ nhét đất cát và lây nhiễm trứng giun. Tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước sạch. Ở vùng trồng màu, nên tẩy giun định kỳ 6 tháng - 1 năm/1 lần.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật