Ngành du lịch học nụ cười bác sĩ, cảnh sát giao thông

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi Bộ Y tế mở lớp đào tạo bác sĩ biết cười và “cảm ơn” bệnh nhân, Cảnh sát giao thông mở lớp dạy lực lượng mình biết cười và xin lỗi người vi phạm, giờ tới lượt ngành du lịch nở nụ cười với du khách chặt chém
Ngành du lịch học nụ cười bác sĩ, cảnh sát giao thông
Nụ cười thân thiện của trẻ em vùng cao Việt Nam

Nụ cười Việt Nam – nâng ý thức ứng xử với du khách

Những tháng đầu năm 2013 được coi là "cao điểm" về mối lo ngại cho các du khách đến Việt Nam do vấn nạn chặt chém, bán hàng rong, chèo kéo du khách, taxi “dù”..., thậm chí có những vụ việc làm xấu đi hình ảnh của đất nước. Đây cũng chính là một trong những “rào cản” khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm liên tiếp trong ba tháng (3, 4 và 5/2013).

Tuy vấn đề không mới nhưng gần đây, hiện tượng "con sâu bỏ rầu nồi canh" lại có xu hướng rộ lên ở một số trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quảng Ninh... hay ở một số khách sạn. Thậm chí, vấn nạn còn tập trung nhiều ở những lĩnh vực mà ngành du lịch không trực tiếp quản lý như taxi, xích-lô, nhà hàng.

Trước thực trạng nhức nhối này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gấp rút triển khai dự thảo Đề án cải thiện môi trường du lịch Việt Nam. Đặc biệt, một (trong 14) giải pháp được Bộ đặt lên hàng đầu là khởi động chiến dịch Nụ cười Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, hành động và ứng xử thân thiện với du khách.

Ngoài ra, bản dự thảo đề án cũng đưa ra những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý; giữa các địa phương còn xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm; thiếu sự gắn kết; chưa chú trọng chất lượng và chiều sâu của hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó là việc thiếu sự điều tiết tổng thể; thiếu chủ động cung cấp thông tin cảnh báo đến du khách; đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh du lịch không được coi trọng; cơ quan quản lý nhiều nhưng chồng chéo trong khi lại thiếu một đầu mối chịu trách nhiệm chính; dịch vụ du lịch mang nặng tính mùa vụ dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu bền vững; không cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng dẫn đến tình trạng quá tải du khách vào mùa cao điểm cũng là lý do khiến du lịch Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn du khách.

Với 14 giải pháp trọng tâm Đề án đặt ra nhiệm vụ cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp như tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểu mẫu; tăng cường công tác quản lý; tăng cường thông tin-giám sát để du khách hoàn toàn chủ động và có ý thức cảnh giác cao; kiểm soát chất lượng dịch vụ thông qua việc tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng ngành du lịch.

Việc ngành du lịch khởi động chiến dịch Nụ cười Việt Nam được đánh giá là một trong những hoat động thiết thực nhất của ngành trong thời gian vừa qua nhằm cứu vãn hình ảnh du lịch Việt được cho là đang ngày mộtt xấu đi trong mắt du khách.

Hy vọng rằng đề án sẽ được những người trong ngành du lịch nói riêng và toàn dân hưởng ứng và thực hiện theo, để nụ cười Việt Nam sẽ là một trong những kỷ niệm đẹp và ấn tượng được du khách lưu giữ làm kỷ niệm đẹp.

Nụ cười có phải là chìa khóa vạn năng?

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng dường như thời gian gần đây Việt Nam đang lạ‌m dụn‌g nụ cười, với bất kỳ vấn đề gì người dân có nhiều bức xúc và phản ánh, các cơ quan chức năng lại mở lớp tập huấn ứng xử, lại dậy cười đúng cách...

Sau những nỗ lực xin lỗi, ngành du lịch hy vọng lấy lại hình nảh bằng nụ cười


Cuối tháng 3 vừa rồi, Bộ Y tế đã tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thực hiện quy tắc ứng xử cho quản lý các bệnh viện, đội ngũ y, bác sĩ, Sở y tế… Cách đây không lâu, lực lượng CSGT TP. HCM cũng phải mở lớp tập huấn đầu tiên về “văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của cán bộ chiến sĩ CSGT” trong quá trình thi hành công vụ. Và giờ là ngành du lịch nở nụ cười với du khách quốc tế.  Liệu nụ cười có phải là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề, biến xấu thành đẹp, biến sự đáng ghét, khó chịu thành đáng yêu? Nếu chỉ cần đơn giản là học cách cười thì vấn đề khiến người dân bức xúc lâu nay có thể được giải quyết một cách triệt để?

Sẽ ra sao nếu như bác sĩ tay cầm phong bì miệng nở nụ cười tươi rói, cảnh sát giao thông cả ngày chỉ có việc xin lỗi vì đã phạt và cảm ơn vì nhận phong bì, rồi người trong ngành du lịch miệng cười tươi mà tay vẫn đưa hóa đơn chặt chém cho du khách...?

Nụ cười tươi, kỹ năng giao tiếp tốt là điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên chừng ấy là chưa đủ để cải thiện những hình ảnh đã không còn đẹp trong mắt công chúng và bạn bè quốc tế. Thậm chí nhiều người còn lo sợ nếu quá lạ‌m dụn‌g nụ cười sẽ có thể khiến hình ảnh một số người trở nên trơ trẽn và không biết xấu hổ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật